4everfriends.forumvi.com
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
BỘ GÕ TIẾNG VIỆT ONLINE
Right click to open new tab


Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã

Go down

Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Empty Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã

Post by timtim 14th May 2019, 7:49 pm

Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã



Nhóm chuyên gia của Cuộc thi Nhiếp ảnh Thế giới Tự nhiên của Viện Hàn lâm Khoa học California BigPicture đã tiến hành đánh giá hơn 6.500 bài dự thi đến từ 67 quốc gia. Các nhiếp ảnh gia đã mang đến những hình ảnh quyến rũ nhất về thế giới động vật hoang dã. Cuối cùng, nhiếp ảnh gia người Na Uy Audun Rikardsen đã giành được giải thưởng lớn.



Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-1


Taking Center Stage (Tạm dịch: Trung tâm sân khấu) của Audun Rikardsen giành giải thưởng lớn.


Theo lẽ thường, khi có ngôi sao sáng thì phần còn lại bị lu mờ. Nhưng chú gà gô núi này đã hoàn toàn chói sáng mà vẫn tôn vinh lên vẻ đẹp bờ biển phía Bắc Na Uy. Thực ra, ban đầu, thứ thu hút Audun Rikardsen đến đây là một con đại bàng vàng thường đậu trên cành cây. Ông mất nhiều mùa đông để chộp đại bàng, song cuối cùng, ông lại thu về một chú gà gô núi khi xuân đến. Chú ta không chỉ nhanh chóng quen thuộc với Rikardsen mà còn tỏ ra rất thích thú trước ống kính.

Audun Rikardsen vốn là giáo sư sinh vật biển, giành chiến thắng với bức ảnh tuyệt đẹp về một chú gà gô núi trên bờ biển Na Uy. Bức ảnh không chỉ thể hiện kỹ năng chụp ảnh của ông, mà còn cho thấy sự dũng cảm của nhiếp ảnh gia này, khi ông đã quay trở lại nơi đây vô số lần để chụp được bức hình tuyệt đẹp khi gà gô đậu trên cành cây. Sự thoải mái tự nhiên của người mẫu không chuyên này càng khiến cho bức ảnh thêm tuyệt đẹp.

Suzi Eszterhas, Chủ tịch Ban giám khảo BigPicture, cho biết: Người chiến thắng năm nay là người có được bức ảnh tuyệt đẹp kết hợp giữa kỹ năng bản thân và sự chói sáng của “người mẫu”. Bức ảnh của Audun Rikardsen chứng minh cho sự kiên nhẫn, cống hiến và hiểu biết sâu sắc về đối tượng của người chụp ảnh.




Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-2

The Human Touch (Chạm) của James Gifford – chiến thắng hạng mục Con người/Thiên nhiên.


Thật không ngoa khi nói rằng André Bauma, người chăm sóc động vật tại Trung tâm Senkwekwe cho loài khỉ đột cô đơn ở Công viên Quốc gia Virunga, liều mạng mỗi ngày. Trong những thập kỷ gần đây, hơn 170 kiểm lâm viên đã bị giết trong công viên và Trung tâm Senkwekwe đã nhiều lần xuất hiện phiến quân. Ngay cả như vậy, Bauma chưa bao rời bỏ những chú khỉ đột. “Chúng tôi là một gia đình. Chúng biết chúng tôi là mẹ chúng”, anh nói. Bauma đang nuôi dạy những chú khỉ đột cô đơn này với mục đích cuối cùng là thả chúng trở lại công viên. Tuy nhiên, trong thời gian đó, khỉ đột đã coi Bauma và đội của anh ta như gia đình của chúng. “Trước đây, tôi chưa bao giờ chứng kiến ​​một mối liên kết chặt chẽ và tự nhiên như vậy giữa bất kỳ loài động vật hoang dã nào với một con người”, James Gifford tâm sự.



Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-3

Curiosity (Tò mò) của Mikhail Korostelev - chiến thắng hạng mục Động vật hoang dã trên cạn.


Chụp một bức ảnh dưới nước về một con gấu nâu khổng lồ khi nó bắt được cá hồi có vẻ như nhiệm vụ bất khả thi và vô cùng nguy hiểm. Nhưng với sự khéo léo, kiên nhẫn và… rất nhiều gấu, nhiếp ảnh gia Mikhail Korostelev đã làm được điều đó. Để cải thiện cơ hội của mình, Korostelev đã mạo hiểm đến Khu bảo tồn Nam Kamchatka ở bán đảo cực đông của Nga. Đây không chỉ là ngôi nhà lớn nhất cho loài gấu nâu được bảo vệ, mà có một số loài cá hồi lớn nhất chạy dọc bờ biển Thái Bình Dương. Dọc theo sông Ozemaya, một trong những nỗi ám ảnh bắt cá yêu thích của loài gấu, Korostelev nhấn chìm một chiếc máy ảnh hoạt động từ xa và chờ đợi. Chẳng bao lâu, một con gấu tò mò đã tình cờ nhìn thấy vật thể lạ thường dưới đáy sông, và khi nó bắt đầu điều tra, Korostelev đã chụp được bức ảnh ngoạn mục này.



Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-4

Traveling to the Edge (Du hành bên rìa) của Buddy Eleazer, lọt vào vòng Chung kết hạng mục Động vật hoang dã trên cạn.


Ở sa mạc Namib-Naukluft của Namibia, một con linh dương Gemsbok đã hằn in dấu chạy trên nền cát màu đỏ rỉ sét. Mặc dù ánh mặt trời chói chang, “công việc” chạy không dễ dàng, nhưng phần thưởng rất xứng đáng. Chú linh dương này sẽ tìm thấy làn gió mát ẩm thổi từ Đại Tây Dương gần đó. Chỉ cần hít vào làn không khí mát lành này, có thể giúp giảm nhiệt độ của máu lên não, giúp các sinh vật sống ở đây không bị cái nóng thiêu đốt ở môi trường khắc nghiệt này.



Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-5

Losing Wings (Mất đôi cánh) của Piotr Naskrecki, chiến thắng hạng mục Cuộc sống của loài có cánh


Hầu hết các loài mối xây dựng gò đất ở châu Phi cận Sahara là những sinh vật không mắt, không cánh, và sống dưới mặt đất. Nhưng mỗi năm một lần, mối chúa lại sinh ra những con có cánh được được định sẵn cho một sự tồn tại khác. Khi những cơn mưa lớn đầu tiên đánh dấu sự kết thúc của mùa khô, hàng triệu kỹ sư hệ sinh thái này xuất hiện đầy kịch tính, thực hiện hàng loạt chuyến bay ngắn. Một vài phút sau khi hạ cánh trên mặt đất, hầu hết các cá nhân đều chắp cánh và bắt đầu tìm kiếm đối tác. Trong vòng một ngày, mặt đất có thể được trải thảm bằng những đôi cánh bị vứt bỏ, cung cấp “thảm đi” cho nhiều loại sinh vật khác, bao gồm cả những con kiến thợ nhỏ, có cánh trong bức ảnh này, vừa hoàn thành chuyến bay giao phối của riêng mình.



Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-6 

Sea Dragon (Rồng biển) của Pier Mané, chiến thắng hạng mục Cuộc sống dưới nước


Đáy đại dương dường như không phải là nơi sống cho loài thằn lằn. Tuy nhiên, kỳ nhông biển quần đảo Galápagos là loài thằn lằn duy nhất mạo hiểm bên dưới những con sóng. Với các lựa chọn thực phẩm khan hiếm dọc theo các hòn đảo trên bờ biển núi lửa, các kỳ nhông biển đã tiến hóa để tìm thức ăn trên biển. Lặn xuống độ sâu tới 25m trong một hơi thở, chúng gặm những loài tảo mọc ở vùng nước lạnh, giàu dinh dưỡng ở đây. Một tấm thảm tảo xanh và đỏ khỏe mạnh như được thấy trong hình ảnh này chính là động lực đằng sau việc lặn và tắm nắng (để giữ nhiệt cho cơ thể).


Thật không may, không phải lúc nào bữa ăn cũng được phong phú như vậy. El Nino có thể tiêu diệt tảo và thay thế chúng bằng thứ khó tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, kỳ nhông biển là những loài thích ứng tuyệt vời. Chỉ cần hiện tượng xấu không xảy ra quá nhiều.



Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-7

Bohemian Skirt (Bộ cánh Bohemian) của Jinggong Zhang, lọt vào vòng chung kết hạng mục Cuộc sống dưới nước


Diện vẻ ngoài rực rỡ và lờ mờ là chiến lược tồn tại của loài bạch tuộc chăn này. Con đực chỉ dài khoảng 15mm trong khi con cái trưởng thành có thể dài tới 2m. Khi bị đe dọa, con cái sẽ mở rộng màng và tua giống như chiếc váy, trông tựa như biểu ngữ đang tung bay phần phật trong gió. Kích thước ấn tướng này sẽ đủ để đe dọa những kẻ săn mồi. Tuy nhiên, khi đối mặt với kẻ tấn công quyết liệt, con bạch tuộc có thể nhanh chóng phần màng ra (như thằn lằn đứt đuôi vậy), gây xao lãng đối thủ và giúp cô có thời gian trốn thoát.



Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-8

Clouds of Salt (Mây muối) của Chiara Salvadori, chiến thắng hạng mục Nghệ thuật của Tự nhiên


Trên vùng đồng bằng cao phía tây bắc Argentina, phóng viên ảnh Chiara Salvadori đã gặp được một cảnh tượng thực sự kỳ diệu. Đứng ở độ cao 3.900m được bao quanh bởi vẻ đẹp hoàn hảo của Salar de Antofalla, một trong những chảo muối lớn nhất thế giới, cô nhìn thấy nghệ thuật sắp màu tuyệt diệu của thiên nhiên hoang sơ, được hình thành bởi những bóng mây trôi nhanh trên đầu. Một trong những điều khiến Salvadori thích thú nhất là sự vắng mặt của con người. Nơi đây có rất ít nguồn sống. Chỉ có những loài thực vật và động vật cứng cỏi nhất mới tồn tại được. Được bảo về bằng gió và hạn hán, nhiều khả năng, vẻ đẹp siêu thực ấy sẽ còn tồn tại trong thời gian dài.



Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-9

Boneyard Waltz (Điệu Waltz nghĩa địa) của Daniel Dietrich, loạt vào vòng chung kết hạng mục Động vật hoang dã trên cạn.


Bộ ba gấu bắc cực đi qua một đống xương cá voi dọc theo bờ biển của đảo Barter ở phía bắc Alaska. Phần mũi màu đỏ của chúng ám chỉ chúng mới thưởng thức bữa ăn. Là loài săn mồi hàng đầu, gấu Bắc cực cai trị hệ sinh thái Bắc Cực và thường là những thợ săn đơn độc, trừ khi học hỏi từ mẹ, giống như trong hình. Cuối cùng, đàn con sẽ tách ra và tự khám phá một mình khu vực hoang dã bao gồm hơn 30.000 dặm vuông. Nhưng những khu săn hoành tráng này có thể không còn nguyên sơ mãi mãi khi có khoảng 7,7 tỷ thùng dầu. Hơn nữa, biến đổi khí hậu đang buộc những con gấu phải di chuyển quãng đường dài hơn để tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, với bộ ba này, có một mối đe dọa gần hơn. Chú gấu nhỏ nhất quay lại và thoáng thấy một người đàn ông to lớn đi theo nhóm trước khi cả ba trượt xuống vùng nước lạnh lẽo, mặc dù ấm lên, của biển Beaufort.



Khoảnh khắc diệu kỳ chốn hoang dã Khoanh-khac-dieu-ky-chon-hoang-da-10

Resilience (Kiên cường) của Julie Fletcher, loạt vào Chung kết hạng mục Động vật hoang dã trên cạn.


Năm 2018, Úc trải qua năm thứ ba nóng kỷ lục, cùng với hạn hán lịch sử, tạo điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng. Đối với loài gấu túi di chuyển chậm, tỷ lệ sống sót sau các trận cháy nhanh như thế là rất mong manh. Điều này làm cho nhiếp ảnh gia Julie Fletcher khi đi khám phá vào những ngày này rất đỗi ngạc nhiên khi cô chứng kiến một con gấu túi kiên cường với bộ lông cháy sém, trèo lên một cái cây và bắt đầu nhai những chiếc lá giòn. “Cậu ta nhìn chằm chăm tôi suốt như thể muốn kể chuyện vậy”, Fletcher nói.




songmoivn
timtim
timtim
*
*

Đến từ : USA

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum