Nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên là ai ?
Page 1 of 1
Nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên là ai ?
Nếu như lịch sử điện ảnh Việt Nam khởi đầu từ năm 1930, với các tài tử là đào kép cải lương ở rạp Quảng Lạc, Hà Nội, thì trước đó 2 năm (1928) nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong cuốn phim Pháp là cô Hoàng Thị Thế, con của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, khởi nghĩa ở đất Yên Thế miền Bắc.
Hình Cô Hoàng Thị Thế, con của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, trong cuốn hồi ký của Cô.
Người con gái Việt
Và sau đây là câu chuyện kể của kỷ sư Nguyễn Bá Lãng, từng du học ở Pháp về (kỹ sư Nguyễn Bá Lãng là con của quan Tổng Đốc Nguyễn Bá Trác). Câu chuyện một người con gái Việt, từ là đứa con yêu quí của nhà cách mạng trên hai mươi năm vẫy vùng ở nước non Yên Thế, đến một cuộc đời điêu linh nơi đất Pháp, và rồi trở nên một tài tử màn ảnh. Tâm trạng của cô Hoàng Thị Thế là tất cả một sự quay cuồng của hoàn cảnh, mà ai nghe qua rồi cũng khó quên.
Vào năm 1928, tại đất Pháp dư luận sôi nổi lên về cuốn phim “Một Bức Thơ”, mà lúc bấy giờ người Việt ở trong nước, hoặc ngay cả các người Việt đang du học ở Pháp, cũng không ngờ cuốn phim ấy có liên quan đến một cô gái Việt Nam. Dư luận sôi nổi không phải là vì cuốn phim ấy hay nhất của thời đó, mà sôi nổi ở chỗ cuốn phim đã được cái vinh hạnh một có công chúa Trung Hoa đóng tuồng. Họ quảng cáo vị công chúa Trung Hoa này rùm beng lên để gợi cho công chúng sự háo kỳ, để rồi thiên hạ đi coi cuốn phim ấy như đi xem một kỳ quan thứ tám của thế giới.
Vào lúc ấy trong buổi thanh bình, mọi người Âu cũng như Á sống một cuộc đời bình thản, và rồi cái kỳ lạ ấy đã khơi lên trong lòng mọi người một sự nô nức, nhờ đó mà cuốn phim được hoan nghinh, hay nói rõ hơn là được nhiều người coi. Họ tranh nhau coi mặt một vị công chúa Tàu, nhưng có điều là báo chí ở Âu Châu thời ấy lại mù tịch về việc đó, các báo đã không hề cải chánh mà lại còn loan tin thêm, cho nên hãng phim vẫn tiếp tục quảng cáo om sòm để hốt bạc. Ngay cả nhân vật ấy cũng làm thinh không biết là với ý định gì, hoặc là trong hợp đồng đóng phim có cam kết điều gì mà không được nói ra chăng?
Nhưng rồi chẳng bao lâu thì người ta cũng được biết vị công chúa Trung Hoa ấy chính là cô Hoàng Thị Thế, con gái út của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám. Trong thời gian nổi lên chống Pháp, sau những trận giao tranh gây thiệt hại nhiều cho quân Pháp, cuối cùng thì cụ Hoàng Hoa Thám đã anh dũng nằm xuống tại cứ địa đấu tranh, vùng đất Yên Thế, để các thế hệ sau ghi nhớ và noi gương bất khuất của cụ.
Theo lời kỹ sư Lãng thì sau ngày cụ Hoàng Hoa Thám mất thì mẹ cô Thế bỏ trốn, cô trở thành đứa bé lưu lạc được người nào đó tạm nuôi. Thấy cô có nét mặt thông minh, khả ái nên được một viên sĩ quan cao cấp người Pháp xin đem về làm con nuôi, và để ở Hà Nội hơn một năm ngoài, rồi đem cô về Pháp cho đi học, cho ăn mặc theo Pháp.
Cô Hoàng Thị Thế vốn dòng thông minh, đi học từ năm 12 tuổi và đến năm 21 tuổi thì đậu Tú Tài, cô đang thoải mái nhẹ bước trên đường học vấn thì thương ôi, ông già nuôi mãn phần, anh em người Pháp tranh giành gia tài chia xẻ nhau. Riêng cô Thế là đứa con nuôi mũi tẹt da vàng chỉ được may mắn cho ở, ăn báo hại nơi nhà của người con trưởng của ông già nuôi ấy mà thôi .
Nhưng rồi, tình đời ghẻ lạnh với sự ăn nhờ ở cậy ấy không được bao lâu thì cô Thế chịu không nổi, mới từ giã nhà người anh nuôi mà ra giữa cuộc đời tự lập nơi xứ lạ quê người, với gió bụi và phong sương kiếm nghề thư ký và bán hàng nuôi sống. Tâm trạng của cô trong những ngày phiêu bạt ấy không cần phải nói lại, sự đau khổ đến thế nào...
Tình cờ một ngày kia, vào cuối năm 1928 có một nhà đạo diễn phim vào mua hàng một tiệm buôn nọ, bỗng bất chợt thoáng thấy một cô gái Á Đông rất duyên dáng đang đứng tiếp khách. Nhà đạo diễn lúc bấy giờ đang băn khoăn tìm một người phụ nữ phương Đông đóng vai công chúa Tàu cho cuốn phim “Một Bức Thơ”. Sau khi ướm lời với chủ tiệm thì chủ tiệm bằng lòng nhường lại cô gái bán hàng ấy, và giới thiệu đó là một công chúa Trung Hoa, sau ngai vàng đổ nát của vua cha đã phải lưu vong qua đất địa nước Pháp.
Từ cô bán hàng đến tài tử chiếu bóng
Thế rồi từ cô gái bán hàng với số lương 200 quan mỗi tháng, cô Thế đã nghiễm nhiên thành một tài tử chiếu bóng với số lương 2000 quan mỗi tháng, từ đây với số lương gấp mười, cô sống một cuộc đời tạm gọi sung túc.
Khi cuốn phim “Một Bức Thơ” ra đời, đi khắp các thành phố đều được thiên hạ đón xem, người ta cố tình xem mặt của vị công chúa Trung Hoa đã lưu vong và trở thành cô đào màn ảnh. Thấy cô đẹp, họ bàn tán xôn xao và một số đông đã yêu cô, vì tuy xem cô đóng vai tuồng giả công chúa Trung Hoa, mọi người nhận thấy ở cô một vì công chúa thật, nhất là với nét mặt u buồn. Trong phim họ đã xét thấy tâm trạng đau khổ của một nàng công chúa, từ bên cạnh một ngai vàng rơi vào trong bụi đời hải ngoại, họ ái ngại và thương yêu cô vì thế.
Và cũng sau cuốn phim ấy thành hình, cô Hoàng Thị Thế đã phải tiếp đón hàng ngày hơn trăm người khách lạ, hoặc tới thăm viếng tặng hoa, hoặc tới phỏng vấn an ủi, hoặc tới mời cô đi dự tiệc, nhất là các công tử và phú gia đều cạnh tranh nhau để được cùng khoác tay đi chơi, hoặc dự tiệc với nàng công chúa ấy.
Trong lúc này đến các du học sinh Việt Nam ở Pháp, mà về sau tốt nghiệp đã về nước như: Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Nguyễn Bá Lãng, kỹ sư Thái Thiện Nghĩa v.v... đều có hân hạnh lui tới tặng hoa, thăm viếng, và có khi những tấm chèque to tát được trịnh trọng đem dâng cho nàng để cầu nói chuyện trong giây lát.
Nhưng rồi thì giữa cảnh tiếp đón tấp nập ấy, một thanh niên trí thức người Pháp có thế lực, đã lọt vào mắt xanh cô Hoàng Thị Thế, đôi nam nữ ấy yêu nhau và một đám cưới linh đình đã diễn ra trong năm 1931, giữa sự mến tiếc của những người “hỏng thi”.
Tưởng đâu chiếc thân bèo dạt nhờ cơ hội ấy mà yên cửa nhà, không dè sau một thời gian ân ái, đức lang quân mới hỏi đến gia tài ngày trước. Cô Hoàng Thị Thế mới đem hoàn cảnh sự thật nói cho chồng biết rằng, vào năm 1909 sau khi ông Hoàng Hoa Thám nghị hòa với quân Pháp, thì toàn quyền Paul Doumer có cắt đất Yên Thế, gồm có lối 5 ngàn cây số vuông, giao trọn cho nhà cách mạng, tức ông già vợ của chàng rể và là chủ nhân cô Thế nói trên. Chàng ta mới dùng thế lực của mình kiện chính phủ Đông Dương, lúc áy do toàn quyền Pasquier cầm đầu, để lấy lại đất đai của ông già vợ mình, đất đai thời đó trị giá những 100 triệu phật lăng! Vụ kiện đó kéo dài hai năm, bị bác bỏ.
Không thấy được kết quả, thì bấy giờ cô Thế mới thấy được lòng dạ của chồng, là từ ấy trở đi cơm không lành canh không ngọt, mặc dầu với đức hạnh của một gái Đông phương biết chiều chồng nuôi con, vẫn không an ủi chồng được, và ngày ngày vẫn kiếm chuyện xích mích gây gổ, nào “trái ấu không tròn”, nào là “bồ hòn cũng méo”. Thì ra sau khi biết rõ rằng nàng không phải đúng một vị công chúa Tàu như người ta đồn, mà chỉ là con của một người “cach m ang” của xứ “An Nam” thì không bao lâu cái gia đình Pháp – Việt ấy tan rã, chặt đứt oan tình.
Thế rồi, cô Hoàng Thị Thế lại sống giữa cô đơn và bụi đời ở nước ngoài, tiền của dần dần cạn sạch, bấy giờ cô mới lục lại danh thiếp của bao kẻ hâm mộ nàng ngày xưa. Và ngày xưa họ đã tìm tới nhà nàng để cầu trịnh trọng được hôn bàn tay, thì lần này chính nàng lại phải kiếm gõ cửa nhà họ để nhắc lại mối cảm tình ngày trước, và cũng xem trong chuyến đò tình sang sông, còn có khách nào mến cây da cũ, con đò xưa chăng?
Thì than ôi! Nàng đâu còn là một gái xuân sắc với cặp mắt huyền mơ của ngày xưa tươi đẹp nữa. Giữa tàn tạ nàng phải sống một cuộc đời tuy không đến nỗi dơ dáng dại hình, song cũng không được xáng lạn cho lắm.
Kỹ sư Nguyễn Bá Lãng kết luận rằng: “Cuộc đời của nàng sau mối tình lang bạt kia nghe qua mà lòng se lại, tôi cũng rất tiếc cho con người tài hoa xinh đẹp ấy, nhiều khi vì sự sống còn ở nước người, đã phải đi gõ cửa từng nhà bạn quen, để giải quyết vấn đề bao tử của ngày ấy!
Từ sau trận đại chiến ở Âu Châu, kiều bào ở Pháp không còn ai gặp lại cô Hoàng Thị Thế nữa, không biết trong loạn lạc lúc ấy nàng có phải làm con thiêu thân cho bom đạn chăng? Nhưng cái ngày chót mà các Việt kiều du học ở Pháp được gặp nàng là vào cuối năm 1939, và cô Thế có cho hay trên một chuyến tàu rằng, nàng sang nước Bỉ. Mấy tháng sau thì quân của Hitler ào ào tràn sang Bỉ mà tiến qua Pháp, đạo binh ấy có quét nàng đi như một hạt bụi, hay như một chiếc lá khô giữa đàng chăng?”
Nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, chụp ảnh bên các cháu của ông. Courtesy wikipedia.
Ngành Mai, thông tín viên RFA
Hình Cô Hoàng Thị Thế, con của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, trong cuốn hồi ký của Cô.
Người con gái Việt
Và sau đây là câu chuyện kể của kỷ sư Nguyễn Bá Lãng, từng du học ở Pháp về (kỹ sư Nguyễn Bá Lãng là con của quan Tổng Đốc Nguyễn Bá Trác). Câu chuyện một người con gái Việt, từ là đứa con yêu quí của nhà cách mạng trên hai mươi năm vẫy vùng ở nước non Yên Thế, đến một cuộc đời điêu linh nơi đất Pháp, và rồi trở nên một tài tử màn ảnh. Tâm trạng của cô Hoàng Thị Thế là tất cả một sự quay cuồng của hoàn cảnh, mà ai nghe qua rồi cũng khó quên.
Vào năm 1928, tại đất Pháp dư luận sôi nổi lên về cuốn phim “Một Bức Thơ”, mà lúc bấy giờ người Việt ở trong nước, hoặc ngay cả các người Việt đang du học ở Pháp, cũng không ngờ cuốn phim ấy có liên quan đến một cô gái Việt Nam. Dư luận sôi nổi không phải là vì cuốn phim ấy hay nhất của thời đó, mà sôi nổi ở chỗ cuốn phim đã được cái vinh hạnh một có công chúa Trung Hoa đóng tuồng. Họ quảng cáo vị công chúa Trung Hoa này rùm beng lên để gợi cho công chúng sự háo kỳ, để rồi thiên hạ đi coi cuốn phim ấy như đi xem một kỳ quan thứ tám của thế giới.
Vào lúc ấy trong buổi thanh bình, mọi người Âu cũng như Á sống một cuộc đời bình thản, và rồi cái kỳ lạ ấy đã khơi lên trong lòng mọi người một sự nô nức, nhờ đó mà cuốn phim được hoan nghinh, hay nói rõ hơn là được nhiều người coi. Họ tranh nhau coi mặt một vị công chúa Tàu, nhưng có điều là báo chí ở Âu Châu thời ấy lại mù tịch về việc đó, các báo đã không hề cải chánh mà lại còn loan tin thêm, cho nên hãng phim vẫn tiếp tục quảng cáo om sòm để hốt bạc. Ngay cả nhân vật ấy cũng làm thinh không biết là với ý định gì, hoặc là trong hợp đồng đóng phim có cam kết điều gì mà không được nói ra chăng?
Nhưng rồi chẳng bao lâu thì người ta cũng được biết vị công chúa Trung Hoa ấy chính là cô Hoàng Thị Thế, con gái út của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám. Trong thời gian nổi lên chống Pháp, sau những trận giao tranh gây thiệt hại nhiều cho quân Pháp, cuối cùng thì cụ Hoàng Hoa Thám đã anh dũng nằm xuống tại cứ địa đấu tranh, vùng đất Yên Thế, để các thế hệ sau ghi nhớ và noi gương bất khuất của cụ.
Theo lời kỹ sư Lãng thì sau ngày cụ Hoàng Hoa Thám mất thì mẹ cô Thế bỏ trốn, cô trở thành đứa bé lưu lạc được người nào đó tạm nuôi. Thấy cô có nét mặt thông minh, khả ái nên được một viên sĩ quan cao cấp người Pháp xin đem về làm con nuôi, và để ở Hà Nội hơn một năm ngoài, rồi đem cô về Pháp cho đi học, cho ăn mặc theo Pháp.
Cô Hoàng Thị Thế vốn dòng thông minh, đi học từ năm 12 tuổi và đến năm 21 tuổi thì đậu Tú Tài, cô đang thoải mái nhẹ bước trên đường học vấn thì thương ôi, ông già nuôi mãn phần, anh em người Pháp tranh giành gia tài chia xẻ nhau. Riêng cô Thế là đứa con nuôi mũi tẹt da vàng chỉ được may mắn cho ở, ăn báo hại nơi nhà của người con trưởng của ông già nuôi ấy mà thôi .
Nhưng rồi, tình đời ghẻ lạnh với sự ăn nhờ ở cậy ấy không được bao lâu thì cô Thế chịu không nổi, mới từ giã nhà người anh nuôi mà ra giữa cuộc đời tự lập nơi xứ lạ quê người, với gió bụi và phong sương kiếm nghề thư ký và bán hàng nuôi sống. Tâm trạng của cô trong những ngày phiêu bạt ấy không cần phải nói lại, sự đau khổ đến thế nào...
Tình cờ một ngày kia, vào cuối năm 1928 có một nhà đạo diễn phim vào mua hàng một tiệm buôn nọ, bỗng bất chợt thoáng thấy một cô gái Á Đông rất duyên dáng đang đứng tiếp khách. Nhà đạo diễn lúc bấy giờ đang băn khoăn tìm một người phụ nữ phương Đông đóng vai công chúa Tàu cho cuốn phim “Một Bức Thơ”. Sau khi ướm lời với chủ tiệm thì chủ tiệm bằng lòng nhường lại cô gái bán hàng ấy, và giới thiệu đó là một công chúa Trung Hoa, sau ngai vàng đổ nát của vua cha đã phải lưu vong qua đất địa nước Pháp.
Từ cô bán hàng đến tài tử chiếu bóng
Thế rồi từ cô gái bán hàng với số lương 200 quan mỗi tháng, cô Thế đã nghiễm nhiên thành một tài tử chiếu bóng với số lương 2000 quan mỗi tháng, từ đây với số lương gấp mười, cô sống một cuộc đời tạm gọi sung túc.
Khi cuốn phim “Một Bức Thơ” ra đời, đi khắp các thành phố đều được thiên hạ đón xem, người ta cố tình xem mặt của vị công chúa Trung Hoa đã lưu vong và trở thành cô đào màn ảnh. Thấy cô đẹp, họ bàn tán xôn xao và một số đông đã yêu cô, vì tuy xem cô đóng vai tuồng giả công chúa Trung Hoa, mọi người nhận thấy ở cô một vì công chúa thật, nhất là với nét mặt u buồn. Trong phim họ đã xét thấy tâm trạng đau khổ của một nàng công chúa, từ bên cạnh một ngai vàng rơi vào trong bụi đời hải ngoại, họ ái ngại và thương yêu cô vì thế.
Và cũng sau cuốn phim ấy thành hình, cô Hoàng Thị Thế đã phải tiếp đón hàng ngày hơn trăm người khách lạ, hoặc tới thăm viếng tặng hoa, hoặc tới phỏng vấn an ủi, hoặc tới mời cô đi dự tiệc, nhất là các công tử và phú gia đều cạnh tranh nhau để được cùng khoác tay đi chơi, hoặc dự tiệc với nàng công chúa ấy.
Trong lúc này đến các du học sinh Việt Nam ở Pháp, mà về sau tốt nghiệp đã về nước như: Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Nguyễn Bá Lãng, kỹ sư Thái Thiện Nghĩa v.v... đều có hân hạnh lui tới tặng hoa, thăm viếng, và có khi những tấm chèque to tát được trịnh trọng đem dâng cho nàng để cầu nói chuyện trong giây lát.
Nhưng rồi thì giữa cảnh tiếp đón tấp nập ấy, một thanh niên trí thức người Pháp có thế lực, đã lọt vào mắt xanh cô Hoàng Thị Thế, đôi nam nữ ấy yêu nhau và một đám cưới linh đình đã diễn ra trong năm 1931, giữa sự mến tiếc của những người “hỏng thi”.
Tưởng đâu chiếc thân bèo dạt nhờ cơ hội ấy mà yên cửa nhà, không dè sau một thời gian ân ái, đức lang quân mới hỏi đến gia tài ngày trước. Cô Hoàng Thị Thế mới đem hoàn cảnh sự thật nói cho chồng biết rằng, vào năm 1909 sau khi ông Hoàng Hoa Thám nghị hòa với quân Pháp, thì toàn quyền Paul Doumer có cắt đất Yên Thế, gồm có lối 5 ngàn cây số vuông, giao trọn cho nhà cách mạng, tức ông già vợ của chàng rể và là chủ nhân cô Thế nói trên. Chàng ta mới dùng thế lực của mình kiện chính phủ Đông Dương, lúc áy do toàn quyền Pasquier cầm đầu, để lấy lại đất đai của ông già vợ mình, đất đai thời đó trị giá những 100 triệu phật lăng! Vụ kiện đó kéo dài hai năm, bị bác bỏ.
Không thấy được kết quả, thì bấy giờ cô Thế mới thấy được lòng dạ của chồng, là từ ấy trở đi cơm không lành canh không ngọt, mặc dầu với đức hạnh của một gái Đông phương biết chiều chồng nuôi con, vẫn không an ủi chồng được, và ngày ngày vẫn kiếm chuyện xích mích gây gổ, nào “trái ấu không tròn”, nào là “bồ hòn cũng méo”. Thì ra sau khi biết rõ rằng nàng không phải đúng một vị công chúa Tàu như người ta đồn, mà chỉ là con của một người “cach m ang” của xứ “An Nam” thì không bao lâu cái gia đình Pháp – Việt ấy tan rã, chặt đứt oan tình.
Thế rồi, cô Hoàng Thị Thế lại sống giữa cô đơn và bụi đời ở nước ngoài, tiền của dần dần cạn sạch, bấy giờ cô mới lục lại danh thiếp của bao kẻ hâm mộ nàng ngày xưa. Và ngày xưa họ đã tìm tới nhà nàng để cầu trịnh trọng được hôn bàn tay, thì lần này chính nàng lại phải kiếm gõ cửa nhà họ để nhắc lại mối cảm tình ngày trước, và cũng xem trong chuyến đò tình sang sông, còn có khách nào mến cây da cũ, con đò xưa chăng?
Thì than ôi! Nàng đâu còn là một gái xuân sắc với cặp mắt huyền mơ của ngày xưa tươi đẹp nữa. Giữa tàn tạ nàng phải sống một cuộc đời tuy không đến nỗi dơ dáng dại hình, song cũng không được xáng lạn cho lắm.
Kỹ sư Nguyễn Bá Lãng kết luận rằng: “Cuộc đời của nàng sau mối tình lang bạt kia nghe qua mà lòng se lại, tôi cũng rất tiếc cho con người tài hoa xinh đẹp ấy, nhiều khi vì sự sống còn ở nước người, đã phải đi gõ cửa từng nhà bạn quen, để giải quyết vấn đề bao tử của ngày ấy!
Từ sau trận đại chiến ở Âu Châu, kiều bào ở Pháp không còn ai gặp lại cô Hoàng Thị Thế nữa, không biết trong loạn lạc lúc ấy nàng có phải làm con thiêu thân cho bom đạn chăng? Nhưng cái ngày chót mà các Việt kiều du học ở Pháp được gặp nàng là vào cuối năm 1939, và cô Thế có cho hay trên một chuyến tàu rằng, nàng sang nước Bỉ. Mấy tháng sau thì quân của Hitler ào ào tràn sang Bỉ mà tiến qua Pháp, đạo binh ấy có quét nàng đi như một hạt bụi, hay như một chiếc lá khô giữa đàng chăng?”
Nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, chụp ảnh bên các cháu của ông. Courtesy wikipedia.
Ngành Mai, thông tín viên RFA
saigonngaycu
Similar topics
» Rạp Chiếu Bóng Thay Ghế Bằng Giường
» Chiêu kiếm tiền mới của nhà sư giả dạng
» 3 tuyệt chiêu hấp cá vừa ngon vừa tiện
» Thiên thần nội y 19 tuổi Nhật Bản tung bộ ảnh nóng bỏng ở Việt Nam
» Nhà sư gốc Việt biển thủ tiền của Chùa nướng vào bài bạc
» Chiêu kiếm tiền mới của nhà sư giả dạng
» 3 tuyệt chiêu hấp cá vừa ngon vừa tiện
» Thiên thần nội y 19 tuổi Nhật Bản tung bộ ảnh nóng bỏng ở Việt Nam
» Nhà sư gốc Việt biển thủ tiền của Chùa nướng vào bài bạc
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
|
|