4everfriends.forumvi.com
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
BỘ GÕ TIẾNG VIỆT ONLINE
Right click to open new tab


HỒ SƠ GATES OF HELL

Go down

HỒ SƠ GATES OF HELL  Empty HỒ SƠ GATES OF HELL

Post by CoutCali 21st April 2020, 11:17 am

HỒ SƠ GATES OF HELL
Kỳ 1:
William Henry Gates III, hay Bill Gates lừng danh, bỗng xuất hiện đình đám trong thời gian gần đây, như một "đấng cứu thế" giữa tâm bão của đại dịch Chinese virus, với lời hứa hẹn về 7 nhà máy sản xuất vaccine.

Bill xuất hiện trên Fox News để khuyên bảo người Mỹ cách sống sót. Bill lên sóng CNBC để thảo luận khi nào thì nên mở cửa lại nền kinh tế. Bill viết bài cho Washington Post để chỉ dẫn các quan chức chánh phủ phải nói gì và làm gì.

Từ khi nào Bill Gates, một trong những người giàu nhứt thế giới với tài sản hơn 100 tỷ USD, hầu như cả đời kiếm tiền thông qua các chương trình nhu liệu điện toán của Microsoft, lại trở thành một chuyên gia về dịch tễ, miễn dịch học và vaccine?

Sự giàu có không biến Bill Gates thành chuyên gia của tất cả mọi thứ, nhưng đủ để mua sức ảnh hưởng và thu hút sự chú ý của công luận. Anh ta nói về đặc tính và sự nguy hiểm của Coronavirus. Còn những gì anh ta không nói, hay cố tình không nói?

Trong một cuộc thảo luận trên Reddit, Bill từ chối bắt buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc tuyên truyền, thông qua Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rằng virus này không thể lây truyền từ người sang người. Ngược lại, anh ta đã ca ngợi Trung Quốc về cách phản ứng và đối phó với dịch bịnh, và kêu gọi không nên định danh Chinese virus. Bill rõ ràng cảm thấy khó chịu về tên gọi đó.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh truyền hình trung ương Trung Quốc (CMG) ngày 9/4 vừa qua, Bill Gates một lần nữa đánh giá cao thành quả chống dịch của Trung Quốc: "Tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán, hiện nay đã rất thấp. Đây là tin tức tốt."

Trong khi cả thế giới hoài nghi về độ trung thực và tính minh bạch trong báo cáo số liệu của chánh quyền Bắc Kinh thì Bill Gates lại tin tưởng vô điều kiện. Không những vậy, anh ta còn khích lệ: "Tôi tin rằng trong thời gian cách ly, mọi người đã trải nghiệm nhiều khó khăn. Chúng ta nên chúc mừng họ. Biện pháp cách ly đã thu được hiệu quả rất tốt, do đó hiện nay mới có không gian để cân nhắc khôi phục hoạt động làm việc và học tập [tại Trung Quốc]."

Nhà sáng lập Microsoft đánh giá tích cực các biện pháp chống dịch của Trung Quốc, ca ngợi kinh nghiệm ứng phó Covid-19 của nước này có thể cung cấp một "mô hình phòng chống", ít nhứt là cho các nước giàu tương đương hoặc hơn Trung Quốc. Bill Gates nhận định Trung Quốc có thể đóng vai trò tích cực hơn nữa trong công cuộc hợp tác quốc tế ứng phó dịch bịnh trong tương lai!

Really, Bill? Anh thực sự mong muốn việc bịt miệng bác sỹ cảnh báo, đàn áp ký giả độc lập, dập tắt tiếng nói phản biện trở thành một "mô hình phòng chống"? Anh nghiêm túc kỳ vọng một chánh quyền giả dối số liệu, che đậy sự thật, ngăn chặn chuyên gia nước ngoài tới thị sát và giúp đỡ, cố tình phát tán virus ra toàn thế giới khiến nó trở thành đại dịch giết chết hàng trăm ngàn người, đóng vai trò tích cực trong hợp tác quốc tế phòng chống dịch?

Ở phía ngược lại, không hề ngạc nhiên khi ngày 21/2/2020, Tập Cận Bình viết thư cảm ơn Bill Gates vì đã hào phóng đài thọ tiền bạc cho Ủy ban Y tế quốc gia và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bịnh của Trung Quốc. Trong nhiều năm, quỹ Bill & Melinda Gates Foundation đã và đang tích cực hợp tác với Bộ Khoa học và Kỹ nghệ Trung Quốc để nghiên cứu các sản phẩm y tế và nông nghiệp, như vaccine hay hạt giống biến đổi gene.

Bill Gates là quản trị viên danh dự của Đại học Bắc Kinh, ngoài ra còn được trao bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Thanh Hoa - vị tiến sĩ danh dự thứ 13 trong 82 năm lịch sử của ngôi trường lừng danh nhứt Trung Quốc. Vị tỷ phú nước Mỹ có quá khứ lâu dài gắn bó với Trung Quốc và mối giao hảo thâm tình với nhiều thế hệ lãnh đạo Bắc Kinh.

Năm 1992, văn phòng đại diện đầu tiên của Microsoft tại Bắc Kinh do chính giám đốc điều hành Bill Gates khánh thành, đánh dấu bước chân đầu tiên của tập đoàn này vào thị trường Trung Quốc.
Năm 2003, Microsoft đã trao cho Trung Quốc, cùng với 59 quốc gia, quyền tiếp cận bộ mã nguồn căn bản của hệ điều hành Windows và cho phép họ thay thế một số phần trong Windows bằng nhu liệu của chính Trung Quốc - một việc làm chưa từng có tiền lệ của Microsoft. Sau đó, Trung Quốc đã sử dụng chương trình của Windows trong các hệ thống hỏa tiễn.

Năm 2005, một scandal nổ ra khi Microsoft đóng một trang nhật ký điện tử cá nhân (weblog) của một nhà bất đồng chánh kiến Trung Quốc đặt trên máy chủ MSN Space của Microsoft, rồi sau đó Microsoft liên kết với một công ty quốc doanh để thiết lập dịch vụ MSN ở Trung Quốc. Mối quan hệ khăng khít giữa Microsoft và chánh phủ Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều ý kiến phê phán tại Mỹ.

Mùa xuân năm 2006, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đến thăm tổng hành dinh tập đoàn Microsoft rồi ăn tối tại tư dinh của Bill Gates ở Mỹ. Hồ nói với Bill: “Ông là bạn của nhân dân Trung Quốc, còn tôi là bạn của Microsoft”.

Năm 2007, Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation mở cửa văn phòng tại Trung Quốc, với tuyên bố công khai "tập trung vào việc khai phá tiềm năng [như một chất xúc tác cho sự phát triển toàn cầu] theo cách có lợi cho Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Trung Quốc vượt qua các thách thức trong nước, thúc đẩy năng lực đổi mới ngày càng tăng của Trung Quốc để cung cấp các sản phẩm y tế phẩm chất cao, giá cả phải chăng cho những người có nhu cầu và hỗ trợ Trung Quốc trở thành đối tác mạnh mẽ hơn cho sức khỏe và sự phát triển toàn cầu."

Năm 2011, công ty TerraPower - do Bill Gates sở hữu phần lớn cổ phần - hợp tác với Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) để liên doanh chế tạo lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới.
Đầu năm 2015, Microsoft đã được tạp chí Fast Company trao tặng giải thưởng "Top 10 công ty sáng tạo nhứt thế giới năm 2015 tại Trung Quốc" nhờ chiến lược phát triển sản phẩm địa phương và các cam kết giúp đỡ đối tác Trung Quốc, đồng thời được vinh danh là một trong những công ty giúp "tái xây dựng nền kinh tế Trung Quốc" cùng với Alibaba, Tencent, và Baidu.

Cũng trong năm 2015, tới lượt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm trụ sở Microsoft ở Redmond, Washington.
Năm 2017, Bill Gates được kết nạp làm thành viên trọn đời của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc (CAE), một trong những vinh dự cao quý nhứt ở nước này, nhờ dự án hợp tác hạt nhân nói trên. Nên biết, CAE - trực thuộc Hội đồng Nhà nước, cơ quan quản lý hàng đầu của Trung Quốc - đóng vai trò tư vấn cho chánh quyền Bắc Kinh về phát triển kinh tế và xã hội, và các thành viên của nó phải trải qua quá trình kiểm tra lý lịch chánh trị nghiêm ngặt mới được kết nạp.

Năm 2019, tờ Financial Times đưa tin các chuyên gia của Microsoft đang hợp tác với các nhóm nghiên cứu của Đại học Kỹ nghệ Quốc phòng Trung Quốc, cùng làm việc trong các dự án trí tuệ nhân tạo, mà giới quan sát độc lập cảnh báo là nó có thể được chế độ cầm quyền Bắc Kinh áp dụng cho việc giám sát và cai trị công dân nước này.

Với một lịch sử thân Trung cộng như vậy, dễ hiểu vì sao trong đại dịch lần này, Bill Gates hết lòng ủng hộ Bắc Kinh và WHO, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc, chấp nhận tuyên truyền giả dối và cổ xúy một tư tưởng bịnh hoạn rằng chế độ cầm quyền Trung Quốc là hình mẫu chống dịch và đối tác tin cậy toàn cầu!
Bill Gates, ẩn đằng sau diện mạo khả kính, đạo mạo, là một Nhạc Bất Quần đúng nghĩa!

Copy từ FB Đoàn Minh Hùng .

CoutCali
*
*


Back to top Go down

HỒ SƠ GATES OF HELL  Empty Re: HỒ SƠ GATES OF HELL

Post by CoutCali 24th April 2020, 4:54 pm


HỒ SƠ GATES OF HELL  Mail?url=https%3A%2F%2Fscontent-sjc3-1.xx.fbcdn.net%2Fv%2Ft1.0-9%2F93874835_2998348090231347_423908264183332864_n.jpg%3F_nc_cat%3D101%26_nc_sid%3D110474%26_nc_ohc%3DL-mQguGgZMoAX_PFFxY%26_nc_ht%3Dscontent-sjc3-1.xx%26oh%3D68a2c791352691e1b59ef937401e4db0%26oe%3D5EC6DCC7&t=1587764208&ymreqid=5990a53e-c943-ec22-1c74-29000101e900&sig=V0tpjUuWpaF4J9osE


Hồ sơ Gates of Hell
Kỳ 2:
Nhận định cá nhân:
* Đọc qua bài nhận định của sử gia Israel, tác giả cuốn "Sapiens: Lược sử loài người" tôi suy luận thấy: Ý tưởng cấy vi mạch vào cơ thể người qua đường tiêm Vaccine có thể xuất phát từ một ý tưởng nhân đạo của Bill Gats, muốn chủ động kiểm soát sức khỏe nhân loại. Nhưng ý tưởng này đặc biệt được Tâp Cận Bình thích thú không phải vì nhân đạo, mà vì khao khát kiểm soát, bá chủ thế giới. Tâp phải mượn tay Tedros để thực hiện âm mưu ?
*Có thể gần đây Trump đã biết thông tin nhiều hơn những gì ông ấy phát biểu?
( Nhận định của tui thiên về tình cảm dành cho Bill Gats nhiều năm):heart_eyes:
Hồ sơ: GATES OF HELL
Kỳ 2:
Bill Gates và mưu đồ đằng sau việc cấy vi mạch nhận dạng kỹ thuật số vô cơ thể người
Trong vài tuần qua, một giả thuyết về sự tham gia của nhà sáng lập Microsoft Bill Gates trong việc tạo ra và lan truyền Chinese virus đã được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn mạng xã hội, đặc biệt là ở Mỹ.
Câu chuyện xoay quanh việc Quỹ Bill và Melinda Gates Foundation đã tích cực đài thọ cho những hoạt động nghiên cứu và phát triển khác nhau về vi sinh học trong gần 2 thập niên qua. Năm 2015, Bill Gates thậm chí đã nói trước công chúng về một dịch bịnh sắp tới và kể từ khi đại dịch Chinese virus khởi phát, Bill Gates đã xuất hiện đều đặn trên các phương tiện truyền thông, say sưa nói về việc phát triển vaccine và các công cụ giám sát cần thiết để kiểm soát con người. Đây có phải đơn giản là một sự trùng hợp?
Ngày 18/03/2020, vị tỷ phú kỹ nghệ kiêm "nhà từ thiện" Bill Gates tổ chức một buổi đối thoại AMA (Ask Me Anything - Hỏi tôi bất cứ điều gì) trên Reddit, với trọng tâm đề tài là đại dịch coronavirus đang hoành hành khắp thế giới, giết chết hàng trăm ngàn người và làm điêu đứng mọi nền kinh tế.
Giữa cuộc thảo luận, một người có nickname RemoteControlledUser đã hỏi Bill Gates: "Chúng ta sẽ phải thực hiện những thay đổi gì để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, duy trì nền kinh tế trong khi vẫn bảo đảm sự giãn cách xã hội?"
Bill trả lời: "Câu hỏi về hoạt động kinh doanh nào nên tiếp diễn quả thật nan giải. Chắc chắn là chuỗi cung ứng thực phẩm và hệ thống y tế. Chúng ta vẫn cần nước, điện và internet. Chuỗi cung ứng cho những thứ quan trọng cần phải được duy trì. Các quốc gia vẫn đang tính toán xem hoạt động nào nên tiếp diễn."
Vấn đề trở nên "nóng" khi Bill trả lời cho vế sau của câu hỏi - "bảo đảm sự giãn cách xã hội": "Cuối cùng, chúng ta sẽ có một số chứng nhận kỹ thuật số (digital certificates) để cho biết ai đã hồi phục hoặc được xét nghiệm gần đây hoặc là khi chúng ta có vaccine thì người nào đã được chích ngừa rồi."
Năm ngoái, Bill Gates đã cổ động cho ý tưởng rằng thế giới đang tiến gần hơn đến ngày mà mỗi người sẽ có một nhận dạng chính thức. Năm nay, anh ta nói rằng sẽ có chứng nhận kỹ thuật số để giúp sàng lọc người bịnh và người khỏe, người đã chích ngừa và người chưa.
Và những hệ quả xã hội có thể nhìn thấy trước dường như sẽ rất "bịnh hoạn"? Nó sẽ dựng nên một hệ thống phân cấp trong xã hội theo nguyên tắc miễn dịch và tiêm chủng? Một chế độ độc tài quân y? Hiển nhiên, Bill Gates sẽ phản bác những hệ quả rõ ràng như vậy, tuy nhiên, những ý tưởng mà anh ta đưa ra đã tiên liệu một thực tế như vậy.
Và hiển nhiên, thông tin của Bill Gates về cái gọi là "chứng nhận kỹ thuật số" này đã gây nên sự thắc mắc cho tất cả mọi người đang theo dõi cuộc thảo luận.
"Chứng nhận kỹ thuật số? Có phải ý ông là mỗi người sẽ nhận được một hồ sơ chứng nhận rằng chúng tôi đã được xét nghiệm? Nhưng liệu nó có thể được sử dụng để chống lại chúng tôi không?" Nickname Wallrus hỏi.
Một người có nickname Telescope_Horizon cắt ngang và giải đáp thắc mắc, nói rằng chứng nhận kỹ thuật số về cơ bản là một vi mạch nhận dạng kỹ thuật số (digital ID microchip) sẽ được cấy dưới da của một người: "Microsoft và MIT [Massachusetts Istitute of Technology] đã phát triển kỹ nghệ 'tatoo marker' để đánh dấu bạn có chích ngừa vaccine hay chưa. Nó sẽ được kết hợp với phát minh mới, ID2020, là một vi mạch nhận dạng kỹ thuật số được cấy dưới da."
"Tatoo marker" là ý tưởng trong đó mỗi người sẽ được đánh dấu bằng mực in vô hình chứa thông tin nhận dạng và sau đó có thể được quét để kiểm tra, đồng nghĩa với việc không ai có thể che giấu thông tin y tế cá nhân của mình. Nó có thể được sử dụng trong hệ thống giám sát và chứng nhận kỹ thuật số do Gates đề xuất. Đáng chú ý là dự án này được thực hiện theo yêu cầu trực tiếp từ Bill Gates. "Nhà từ thiện" có vẻ đề cao tầm quan trọng của dự án này.
Còn ID2020 là một dự án đầy tham vọng của Liên minh ID2020 Alliance, một tổ chức được đài thọ và hẫu thuẫn bởi nhiều tập đoàn và quỹ lớn, trong đó có Microsoft và GAVI (Vaccine Alliance, sân sau của Bill & Melinda Gates Foundation). Mục tiêu của ID2020 là phát triển các giải pháp nhận dạng kỹ thuật số, với tôn chỉ "cao đẹp" cho rằng "danh tánh là nhân quyền cơ bản và mọi cá nhân phải có quyền sở hữu danh tánh riêng của họ."
Vậy còn quyền giữ bí mật danh tánh và thông tin cá nhân không phải nhân quyền và quyền tự do cá nhân hay sao?
Laura Ingraham, biên tập viên của đài Fox News, nhận định trên Twitter: "Giám sát kỹ thuật số mọi người Mỹ, trong mỗi bước đi, là giấc mơ của giới toàn cầu hóa trong nhiều năm. Cuộc khủng hoảng sức khỏe lần này là phương tiện hoàn hảo để họ thúc đẩy điều đó."
Trong chương trình Ingraham Angle của cô, Tổng chưởng lý William Barr cũng đã phản đối đề xuất về "chứng nhận kỹ thuật số" này của Bill Gates: "Tôi rất quan ngại về mức độ trượt dốc trong việc lấn chiếm quyền tự do cá nhân. Tôi lo lắng về điều đó, sự theo dõi dấu vết của mọi người, v.v., nói chung, nhứt là khi nó tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài phía trước."
Ông Barr cho biết có những tình huống mà quyền tự do cá nhân có thể bị hạn chế, như trong chiến tranh và đại dịch, nhưng Bộ Tư pháp sẽ xem xét liệu các biện pháp hà khắc đang được áp dụng có hoàn toàn hợp lý hay không và có chắc là không còn cách nào khác để bảo vệ người dân.
Còn Roger Stone, người từng vận động cho Chiến dịch tranh cử Tổng thống của Donald Trump, bình luận: "Liệu Bill Gates có đóng vai trò nào đó trong việc tạo ra và lan truyền loại virus này hay không vẫn còn là một cuộc tranh luận mạnh mẽ, nhưng anh ta và những nhà toàn cầu hóa khác đang sử dụng nó để thúc đẩy tiêm phòng bắt buộc và cấy chip giám sát con người."
Trầm trọng hóa bi kịch, lợi dụng thảm họa để thúc đẩy các chương trình nghị sự là thủ đoạn thường thấy của giới tinh hoa theo chủ trương toàn cầu hóa. Nhưng hãy tin rằng người Mỹ, với tinh thần tự do mãnh liệt, sẽ không bao giờ đánh đổi quyền tự do cá nhân để thỏa hiệp và đổi lấy cảm giác bình yên giả tạo. Vì cũng giống như câu chuyện quyền sở hữu súng, họ "thà chọn tự do trong nguy hiểm còn hơn là nô lệ trong yên bình. (Thomas Jefferson)
Từ : Minh Pham
#GatesOfHell
NHẬN ĐỊNH CỦA NHÀ SỬ HỌC ISRAEL VỀ Ý TƯỞNG CỦA BILL GATES
Tác giả cuốn "Sapiens: Lược sử loài người" nói về cuộc sống hậu Corona: Đại dịch sẽ giúp nhân loại nhận ra mối nguy hiểm của một thế giới chia rẽ
Nhân loại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu, có lẽ là cuộc khủng hoảng lớn nhất với thế hệ chúng ta. Những quyết định được các chính phủ và người dân đưa ra trong vài tuần kế tiếp sẽ định hình lại thế giới trong những năm tới.
Yuval Noah Harari là một nhà sử học, triết học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người, Homo Deus: Lược sử tương lai và 21 bài học cho thế kỷ 21. Các tác phẩm của ông đã bán được hơn 23 triệu bản trên toàn thế giới. Ông cũng là một cây bút nổi tiếng của nhiều tờ báo lớn như The New York Times, Financial Times, The Guardians với các bài viết xoay quanh ý chí tự do, ý thức, lịch sử, văn minh.
Nhân loại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu, có lẽ là cuộc khủng hoảng lớn nhất với thế hệ chúng ta. Những quyết định được các chính phủ và người dân đưa ra trong vài tuần kế tiếp sẽ định hình lại thế giới trong những năm tới. Nó không chỉ định hình lại hệ thống y tế của nhiều quốc gia mà cả nền kinh tế, chính trị và văn hóa. Chúng ta phải hành động nhanh chóng và quyết liệt. Chúng ta phải xem xét những hậu quả về lâu dài trong từng hành động. Khi cân nhắc giữa nhiều lựa chọn, chúng ta không chỉ tính tới cách thức để bước qua biến cố của hiện tại mà cả thế giới của chúng ta sau này sẽ ra sao khi cơn bão đi qua. Mọi biến cố rồi sẽ trôi dạt về quá khứ, số đông loài người vẫn sẽ tồn tại - nhưng trong một thế giới khác so với bây giờ.
Nhiều biện pháp khẩn cấp ngắn hạn bất di bất dịch bắt buộc sẽ được triển khai. Nó đẩy nhanh tiến trình lịch sử thế giới. Những quyết định mà bình thường sẽ mất nhiều năm ròng bàn bạc giờ được thông qua chỉ sau vài giờ. Hệ thống công nghệ còn non trẻ và có phần nguy hiểm được đưa vào hoạt động, bởi vì việc không làm gì còn trầm trọng hơn. Toàn bộ các quốc gia giờ như những chú chuột lang trong một thử nghiệm xã hội quy mô lớn. Điều gì sẽ xảy ra khi mọi người đều làm việc ở nhà và chỉ giao tiếp từ xa? Điều gì xảy ra khi toàn bộ các trường học đều dạy trực tuyến? Vào thời bình, các chính phủ, doanh nghiệp và bộ ban ngành giáo dục sẽ không bao giờ thực hiện những điều này. Nhưng bây giờ, thế giới không bình yên đến vậy.
Trong tình cảnh khủng hoảng, chúng ta phải đối mặt với 2 lựa chọn quan trọng: Cuộc đối trọng giữa việc giám sát toàn trị và sự trao quyền cho công dân; lựa chọn giữa cách ly dân tộc và đoàn kết toàn cầu.
Sự giám sát gắt gao
Để chấm dứt dịch bệnh, toàn thể công dân cần tuân theo những chỉ dẫn cụ thể. Có hai cách để đạt được điều đó: Cho phép chính phủ kiểm soát người dân và xử phạt những người vi phạm. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, công nghệ đã giúp kiểm soát người dân mọi lúc mọi nơi. 50 năm trước, KGB (Ủy ban an ninh quốc gia Nga) không thể theo dõi 240 triệu người Xô Viết 24 giờ mỗi ngày, cũng như xử lý toàn bộ thông tin thu thập. KGB phải dựa vào các mật báo và chuyên gia phân tích và họ cũng không thể cử các mật vụ theo dõi từng người. Tuy nhiên, các chính phủ giờ đây có thể làm được điều đó dưới sự hỗ trợ của các thiết bị và những thuật toán siêu khủng, thay vì con người.
Trong trận chiến chống lại đại dịch Corona, nhiều chính phủ đã triển khai các công cụ theo dõi mới. Nổi tiếng nhất phải kể tới Trung Quốc. Bằng việc giám sát chặt chẽ điện thoại di động của người dân, tận dụng hàng trăm triệu camera nhận diện gương mặt và yêu cầu mọi người kiểm tra, báo cáo lại tình trạng sức khỏe, chính quyền Trung Quốc không chỉ nhận diện được những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm virus mà còn theo dõi được lịch sử di chuyển, những người họ có tiếp xúc. Rất nhiều các ứng dụng điện thoại ra đời để cảnh báo công dân về nguy cơ lây bệnh của họ.
Công nghệ này không chỉ giới hạn ở Đông Á. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần đây đã ủy quyền cho cơ quan an ninh Israel sử dụng công nghệ giám sát, vốn chỉ được dùng trong việc chống khủng bố, để theo dõi bệnh nhân mắc Corona. Khi hội đồng Quốc hội chuyên trách từ chối triển khai biện pháp này, Thủ tướng đã ban bố “mức độ khẩn cấp” và yêu cầu thực hiện.
Có thể với bạn, đây không phải điều gì mới. Trong những năm gần đây, các chính phủ và tập đoàn đã sử dụng nhiều biện pháp tinh vi hơn để theo dõi, giám sát và kiểm soát người dân. Nếu không khéo, đại dịch sẽ đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử hoạt động giám sát. Không chỉ bởi việc nó giúp hợp thực hóa việc sử dụng các công cụ giám sát hàng loạt mà nhiều quốc gia đã phủ quyết, các hoạt động này còn đánh dấu một sự chuyển hóa lớn từ việc giám sát ngầm sang giám sát công khai.
Trước đây, khi bạn lướt điện thoại và nhấp vào một đường dẫn nào đó, chính phủ muốn biết chính xác bạn đang tìm kiếm điều gì. Nhưng với Coronavirus, sự ưu tiên đã thay đổi. Chính phủ giờ đây muốn biết nhiệt độ ở ngón tay cũng như huyết áp của bạn.
“Chiếc bánh pudding” khẩn cấp
Một trong những vấn đề chúng ta phải đối mặt là việc không ai biết chính xác mình đang bị theo dõi như thế nào và những năm tới sẽ diễn biến ra sao. Công nghệ theo dõi đang phát triển với tốc độ rất nhanh, những điều tưởng chừng như khoa học giả tưởng của 10 năm trước trở nên hiện hữu trong thực tại. Như một thử nghiệm tâm lý, giả sử một chính phủ giả tưởng yêu cầu mọi người dân đeo một chiếc vòng sinh học để kiểm soát nhiệt độ và nhịp tim 24 giờ mỗi ngày. Kết quả được thu thập và phân tích bởi các thuật toán. Những thuật toán này sẽ biết bạn ốm từ trước khi bạn nhận ra, nó cũng sẽ biết chính xác bạn đã đi đâu, gặp ai. Việc nhiễm bệnh sẽ suy giảm, thậm chí được kiểm soát. Hệ thống như vậy có thể chặn đứng dịch bệnh chỉ trong vài ngày. Đó không phải điều tuyệt vời sao?
Dĩ nhiên, điều người ta lo ngại nằm ở tính hợp pháp của một hệ thống giám sát mới. Nếu tôi chọn xem Fox News thay vì CNN, mọi người có thể biết được quan điểm chính trị, hoặc có lẽ một phần tính cách tôi. Tuy nhiên nếu họ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể, huyết áp và nhịp tim khi tôi xem một clip nào đó, họ sẽ biết điều gì khiến tôi cười, điều gì khiến tôi khóc hay thực sự tức giận.
Hãy nhớ rằng, giận dữ, vui vẻ, buồn chán hay yêu thương là những cơ chế sinh học tương tự như cúm hay ho. Công nghệ được sử dụng để xác định cơn ho của bạn cũng có thể xác định khi bạn cười. Nếu các tập đoàn và chính phủ thu thập dữ liệu sinh học với quy mô rộng, họ sẽ hiểu mọi người rõ hơn chúng ta hiểu về bản thân mình và họ không chỉ dự đoán được mà còn thao túng cảm xúc, bán cho chúng ta bất cứ thứ gì họ muốn - dù là một sản phẩm hay một chính trị gia. Kiểm soát sinh học sẽ khiến các chiến lược khai thác dữ liệu của Cambridge Analytica chỉ như một thứ lỗi thời.
Tất nhiên, bạn có thể coi việc giám sát sinh học chỉ là một biện pháp tạm thời trong tình thế khẩn cấp. Nó sẽ tạm thời không được sử dụng khi dịch bệnh qua đi. Tuy nhiên, các biện pháp tạm thời thường có xu hướng tồn tại lâu hơn, đặc biệt khi luôn có những nguy cơ tiềm ẩn đâu đó. Như tại Israel quê hương tôi là một ví dụ. Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp vào năm 1948 và đã triển khai nhiều biện pháp tạm thời như kiểm soát báo chí, cưỡng chế đất đai cho tới những điều lệ đặc biệt về… làm bánh pudding. Cuộc chiến giành độc lập đã thắng lợi vẻ vang, nhưng Israel chưa bao giờ thu hồi lệnh khẩn cấp và nhiều biện pháp “tạm thời” vẫn còn hiệu lực tới bây giờ.
Kể cả khi số ca lây nhiễm Corona giảm xuống 0, nhiều chính phủ luôn “đói” thông tin sẽ lập luận rằng, họ cần giám sát sinh học bởi vì họ lo sợ một làn sóng Corona mới sẽ xuất hiện hay chủng Ebola mới sẽ tiến hóa tại châu Phi… Vấn đề quyền riêng tư cá nhân đã được đưa vào tranh luận suốt nhiều năm qua và cuộc khủng hoảng Corona có thể là giọt nước tràn ly. Bởi vì khi phải lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, chúng ta thông thường sẽ chọn sức khỏe.
Cảnh sát xà phòng
Trên thực tế, việc hỏi mọi người lựa chọn giữa vấn đề cá nhân và sức khỏe là cội rễ của vấn đề vì đây là hai sự lựa chọn không tương đồng. Chúng ta có thể vừa có sự riêng tư, vừa có sức khỏe. Chúng ta có thể lựa chọn bảo vệ sức khỏe cá nhân và ngăn chặn đại dịch Corona không chỉ bằng cách áp dụng chế độ kiểm soát toàn trị, mà bằng cách trao quyền cho công dân. Trong vài tuần trở lại đây, một vài nỗ lực ngăn chặn virus Corona có thể thấy rõ tại Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Dù có hệ thống theo dõi phát triển, những khu vực này vẫn dựa chủ yếu vào việc kiểm tra sức khỏe hàng loạt, việc khai báo thật thà của người dân cũng như sự hợp tác của cộng đồng với đầy đủ thông tin.
Việc kiểm soát tập trung và răn đe cứng rắn không phải là cách duy nhất để khiến mọi người tuân thủ theo quy định. Khi người dân có thông tin chính xác và khi chúng ta tin tưởng chính quyền khi ban bố những số liệu có cơ sở, công dân sẽ tuân thủ theo dù không bị ai giám sát. Một cộng đồng tự giác và có nhận thức sẽ hiệu quả hơn là một cộng đồng thờ ơ và làm mọi thứ dưới sự giám sát.
Lấy ví dụ việc rửa tay với xà phòng. Đây là một trong những bước tiến vĩ đại nhất với vệ sinh cá nhân của loài người. Hành động đơn giản này đã cứu được hàng triệu người mỗi năm. Phải đến thế kỷ 19, các nhà khoa học mới nhận ra tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng. Trước đó, kể cả các bác sĩ và y tá cũng không rửa tay, dù mới hoàn thành xong ca phẫu thuật. Ngày nay, hàng tỷ người rửa tay mỗi ngày, không phải vì họ sợ “cảnh sát xà phòng” mà đơn thuần họ hiểu được lý do cần rửa tay. Tôi rửa tay với xà phòng vì tôi hiểu về vi khuẩn và virus, tôi hiểu rằng chúng có thể khiến tôi mắc bệnh và xà phòng sẽ là cách để ngăn ngừa vi khuẩn/vi trùng hiệu quả.
Nhưng để đạt được điều đó, bạn cần sự tin tưởng. Người dân cần tin tưởng các nhà khoa học, chính quyền, truyền thông. Trong những năm qua, các nhà chính trị vô trách nhiệm đã làm rạn vỡ lòng tin của mọi người vào khoa học, các cơ quan có thẩm quyền và truyền thông.
Những niềm tin đã xói mòn trong suốt nhiều năm không thể gây dựng lại chỉ sau một đêm. Nhưng đây không phải thời điểm như vậy. Giữa khủng hoảng, tâm trí con người có thể thay đổi nhanh chóng. Bạn có thể cãi nhau suốt ngày với anh chị em nhưng khi rơi vào tình thế khẩn cấp, bạn chợt nhận ra mối quan hệ chặt chẽ giữa hai người. Thay vì xây dựng một đế chế giám sát, có lẽ chưa quá muộn để xây dựng lại niềm tin của người dân vào khoa học, vào các cơ quan chuyên môn và vào truyền thông. Chắc chắn, chúng ta phải tận dụng cả công nghệ nhưng hãy để công nghệ trao quyền cho công dân. Tôi rất ủng hộ việc kiểm tra thân nhiệt và huyết áp nhưng không muốn những thông tin đó được sử dụng sai mục đích. Những thông tin đó cần được sử dụng để giúp tôi đưa ra những lựa chọn chính xác hơn cho bản thân cũng như khiến các chính phủ phải có trách nhiệm với quyết định của mình.
Nếu có thể theo dõi tình trạng sức khỏe 24 giờ mỗi ngày, tôi sẽ biết được liệu mình có phải mối nguy sức khỏe cho người khác hay thói quen nào sẽ hủy hoại sức khỏe của bản thân. Và nếu tôi có thể tiếp cận với cơ sở dữ liệu uy tín về việc phát tán virus Corona, tôi có thể biết được liệu chính phủ đang nói sự thật hay họ chỉ đang lựa chọn một biện pháp chính trị phù hợp để đương đầu với dịch bệnh. Bất cứ khi nào mọi người nói về giám sát, hãy nhớ rằng công nghệ giám sát tương tự có thể được sử dụng, không chỉ bởi chính phủ để giám sát người dân, mà bởi các cá nhân giám sát chính phủ.
Đại dịch Corona là một phép thử lớn của quyền công dân. Trong những ngày tới, mỗi người chúng ta nên lựa chọn việc tin vào dữ liệu khoa học và các chuyên gia hay là những giả thuyết vô căn cứ và các nhà chính trị. Nếu thất bại trong việc đưa ra lựa chọn đúng đắn, chúng ta sẽ tự tước đi quyền tự do quý giá của bản thân.
Chúng ta cần một kế hoạch toàn cầu
Điều quan trọng thứ hai nằm ở lựa chọn giữa chủ nghĩa quốc gia hay tinh thần đoàn kết toàn cầu. Cả đại dịch và khủng hoảng kinh tế là vấn đề của thế giới. Nó chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nếu các quốc gia cùng hợp tác.
Đầu tiên, để đánh bại virus Corona, thông tin cần được chia sẻ toàn cầu. Đó là lợi thế lớn nhất của con người trước virus. Trung Quốc có thể dạy Mỹ những bài học quý giá về virus Corona và cách để ngăn chặn. Điều mà một bác sĩ khám phá ở Milan sáng nay có thể sẽ cứu được nhiều mạng người ở Tehran vào buổi tối. Khi chính phủ Anh lưỡng lự giữa nhiều chiến lược, họ có thể nhận được lời khuyên từ Hàn Quốc. Để những điều này có thể được thực hiện, cần có niềm tin và sự hợp tác toàn cầu.
Các quốc gia cần sẵn sàng chia sẻ thông tin và tìm kiếm lời khuyên từ các quốc gia khác, cũng như tin vào dữ liệu khoa học mà họ nhận được. Chúng ta cũng cần một nỗ lực toàn cầu trong việc sản xuất và phân phát các thiết bị y tế, đặc biệt là các bộ thử virus và thiết bị hô hấp. Thay vì sản xuất trong nước và cố gắng gom hàng thật nhiều, các quốc gia cần hợp tác để thúc đẩy sản lượng, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu được phân phối công bằng. Cũng như trong thời chiến tranh, mỗi quốc gia sẽ có thế mạnh với những sản phẩm cụ thể thì trong cuộc chiến với virus này cũng vậy, chúng ta cần “nhân đạo hóa” dây chuyền sản xuất thiết yếu. Một quốc gia giàu với ít ca nhiễm Corona có thể ủng hộ thiết bị cho các quốc gia nghèo hơn với nhiều ca nhiễm bệnh với niềm tin rằng, khi nào mình rơi vào tình thế tương tự sẽ được các quốc gia khác hỗ trợ.
Chúng ta cũng cần cân nhắc tới kế hoạch tương tự về nguồn lực con người. Các quốc gia ít chịu tác động của đại dịch có thể cử bác sĩ, y tá tới những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vừa để giúp đỡ, vừa để có thể kinh nghiệm.
Sự hợp tác toàn cầu cũng rất quan trọng trong hoạt động kinh tế. Xét về bản chất toàn cầu của nền kinh tế và chuỗi cung ứng, nếu mỗi chính phủ chỉ chăm chăm lo cho đất nước mình, thế giới sẽ rơi vào hỗn loạn và lún sâu trong khủng hoảng. Chúng ta cần một kế hoạch hành động toàn cầu nhanh chóng.
Một điều nữa cần đạt được là sự thống nhất toàn cầu trong việc dịch chuyển. Các quốc gia cần hợp tác để tạo điều kiện cho việc kết nối cần thiết, ví dụ như các bác sĩ, các nhà khoa học, nhà báo, chính trị gia, thương nhân. Điều này có thể được thực hiện nếu có sự đồng thuận từ các quốc gia trong cách thức kiểm tra sức khỏe ngay tại nước sở tại. Nếu biết chắc rằng chỉ những du khách được kiểm tra sức khỏe cẩn thận mới được lên máy bay, các quốc gia sẽ chấp nhận dễ dàng hơn.
Đáng tiếc, tại thời điểm hiện tại, gần như các quốc gia không tìm được tiếng nói chung như vậy. Sự tê liệt cục bộ đã diễn ra trên toàn cầu. Chúng ta đã hy vọng sẽ có những cuộc họp khẩn cấp từ các lãnh đạo toàn cầu để đưa ra phương thức chung. Các nhà lãnh đạo G7 đã có cuộc họp trực tuyến vào tuần này nhưng không đưa ra được giải pháp nào đáng kể.
Trong các cuộc khủng hoảng trước đây - như khủng hoảng kinh tế 2008 hay đại dịch Ebola 2014, Mỹ đã đóng vai trò nhà lãnh đạo toàn cầu. Tuy nhiên, nước Mỹ hiện tại quan tâm tới sự phát triển của đất nước mình hơn tương lai của nhân loại.
Nếu chỗ trống của nước Mỹ không được thay thế bởi các quốc gia khác, chúng ta không chỉ gặp khó khăn trong việc ngăn ngừa đại dịch, di sản để lại của nó sẽ làm xấu đi mối quan hệ quốc tế trong tương lai. Khủng hoảng cũng là một cơ hội. Chúng ta phải hy vọng rằng, đại dịch sẽ giúp nhân loại nhận ra mối nguy hiểm tiềm tàng của một thế giới chia rẽ.
Nhân loại cần đưa ra một lựa chọn. Liệu chúng ta sẽ lao dốc theo con đường chia rẽ, hay tìm một giải pháp để thống nhất toàn cầu? Nếu chúng ta chọn chia rẽ, nó không chỉ kéo dài cuộc khủng hoảng mà còn kéo theo những thảm họa trong tương lai. Nếu chúng ta chọn đoàn kết toàn cầu, nó sẽ là một thắng lợi không chỉ trước virus Corona mà còn trước tất cả những đại dịch có thể xảy đến trong tương lai, đe dọa đến nhân loại trong thế kỷ 21.

CoutCali
*
*


Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum