4everfriends.forumvi.com
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
BỘ GÕ TIẾNG VIỆT ONLINE
Right click to open new tab


Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng

Go down

Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng Empty Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng

Post by timtim 10th March 2015, 7:59 pm

Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng




Tác Giả 
Phượng Nghi






Phía sau của đa số các dụng cụ điện hoặc điện tử thường có những ký hiệu lạ mắt, tuy ta thường ít khi quan tâm đến, nhưng chúng lại rất thiết yếu trong thương trường quốc tế, do đó thiết tưởng cũng nên tìm hiểu ý nghĩa.





- UL - Ký hiệu là chữ viết tắt của Underwriters Laboratories, một “công ty khoa học an toàn” hoạt động độc lập và phi lợi nhuận, đứng ra thử nghiệm, phân tích và kiểm tra rất nhiều sản phẩm bán ra tại Hoa Kỳ, Canada và Mexico, để bảo đảm những dụng cụ đó đạt được các quy định về an toàn do tiểu bang và liên bang đòi hỏi. Đa số hàng điện tử bán ra tại Bắc Mỹ, như máy chụp hình, đàn guitar điện, headphone, TV… đều được UL thử nghiệm xem có đúng quy định bảo vệ người tiêu dùng và các thỏa hiệp thương mại quốc tế hay không. Ký hiệu UL cũng được các công ty bảo hiểm sử dụng, coi đó là dấu chỉ rằng sản phẩm có độ bền tin cậy được trong những điều kiện sử dụng thông thường.


Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng Nhung-ky-hieu-tren-cac-dung-cu-thuong-dung6





- CSA - CSA International cũng là một công ty độc lập, thử nghiệm các sản phẩm tiêu dùng và kỹ nghệ. Đối với các vật dụng dùng trong hệ thống ống dẫn nước, hệ thống HVAC (điện lạnh) và các dụng cụ điện tử nhập cảng vào thị trường Mỹ và Canada, nếu được đóng dấu với ký hiệu CSA có nghĩa là sản phẩm đó đạt đủ hoặc trên tiêu chuẩn đòi hỏi.



Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng Nhung-ky-hieu-tren-cac-dung-cu-thuong-dung5





- FCC - Với sự lớn mạanh bùng phát của máy tính xách tay, của điện thoại đa năng, các làn sóng càng ngày càng nhiều, chen chúc và hỗn độn. Vì thế, để cho một dụng cụ điện tử không dây không gây ra nhiễu sóng điện từ cho các dụng cụ khác, FCC (Federal Communications Commission, Ủy ban Truyền thông Liên bang) xem xét tất cả các dụng cụ điện tử dùng trong thương mại có sử dụng tần số vô tuyến (radio-frequency) tức là những máy móc có một microprocessor (bộ vi xử lý). Dụng cụ nào chế tạo tại Hoa Kỳ hoặc muốn bán tại đây phải theo đúng luật lệ và quy định của FCC.



Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng Nhung-ky-hieu-tren-cac-dung-cu-thuong-dung4





Quy định này tách thành hai nhóm:


- Nhóm A gồm các máy móc kỹ nghệ hoặc thương mại được thiết kế để dùng bên ngoài khu vực nhà ở của cư dân và những nơi nhiễu sóng không là vấn đề đáng quan tâm.


- Nhóm B gồm bất cứ máy móc nào bán ra để dùng nơi nhà ở - như máy tính cá nhân, tablet, cell phone, máy in, máy khuếch âm...






- CE - Gần như mọi sản phẩm chế tạo, bán ra hoặc nhập cảng vào Liên Âu (European Union, EU) phải mang ký hiệu CE (viết tắt của Conformité Europienne, nguyên nghĩa là phù hợp với Âu châu), tức là phải đạt được mọi điều kiện quy định để được bán trong khu vực kinh tế châu Âu. Tuy ký hiệu này không biểu thị phẩm chất của sản phẩm, như trường hợp của ký hiệu UL, nhưng nó làm cho việc nhập cảng hàng hóa vào EU dễ dàng hơn, đó là tạo ra một sự thích hợp đơn nhất cho cả 27 nước thành viên thay vì đòi hỏi nhà chế tạo phải có chứng chỉ của từng quốc gia. Bốn con số tiếp nối sau ký hiệu CE cho biết công ty thứ ba nào đã thực sự thử nghiệm và cấp ra chứng chỉ, vì chính công ty sản xuất không được tự cấp chứng chỉ cho mình.




Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng Nhung-ky-hieu-tren-cac-dung-cu-thuong-dung3





- CẢNH BÁO - Ký hiệu dấu than bên trong vòng tròn, gọi là CE R&TTE Directive “alert symbol” cho biết dụng cụ đó vi phạm các quy định về mạng không dây của một hay nhiều nước thuộc Liên Âu. Như iPhone chẳng hạn, vi phạm quy định của nước Pháp đặt ra là mọi dụng cụ không dây, khi dùng bên ngoài nhà ở, phải hoạt động trong phạm vi từ 2.4 GHz đến 2.454 GHz. Do đó, nó được đánh dấu là Class II với ký hiệu dấu chấm than trong vòng tròn. Dụng cụ nào sử dụng trong các “giải tần số hài hòa” nói trên được xếp vào Class I và không mang ký hiệu cảnh báo.



Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng Nhung-ky-hieu-tren-cac-dung-cu-thuong-dung2






- CE cũng quy định các dụng cụ được phế thải ra sao sau khi không còn sử dụng.






- Ký hiệu WEEE (Waste Electric & Electronic Equipment, Dụng cụ Điện và Điện tử Phế thải) cho biết một sản phẩm đạt được quy định cần thiết do EU đặt ra để được phế thải an toàn (safe e-waste disposal). Sản phẩm nên được tái chế tại nơi thu góp được chỉ định, không được vứt bỏ vào thùng rác.



Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng Nhung-ky-hieu-tren-cac-dung-cu-thuong-dung1





- GS - Tuy ký hiệu CE trên sản phẩm là dấu hiệu để được bán tại châu Âu, nhưng một số quốc gia (như Đức) lại đòi hỏi thêm một lớp thử nghiệm và chứng nhận nữa, và cũng đặt ra ký hiệu riêng cho mình. Ký hiệu “GS”, còn được gọi là “TÜV Rheinland GS” cho biết rằng một sản phẩm điện tử cá nhân đã được thử nghiệm do một công ty độc lập, như TÜV Rheinland (giống như UL bên Bắc Mỹ), và đạt được các quy định an toàn nghiêm nhặt của nước Đức.



Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng Nhung-ky-hieu-tren-cac-dung-cu-thuong-dung






- CCC - Ký hiệu này là viết tắt của China Compulsory Certificate (Chứng chỉ Cưỡng bách theo Trung quốc). Gần như mọi sản phẩm tiêu dùng được chế tạo, bán ra, hoặc nhập cảng vào Trung quốc phải có ký hiệu này, ngoại trừ một số ít hàng hóa không thuộc loại điện tử, như vỏ xe hơi, các dụng cụ canh tác nông nghiệp… thì được miễn.


Những ký hiệu trên các dụng cụ thường dùng Nhung-ky-hieu-tren-cac-dung-cu-thuong-dung7





baotreonline
timtim
timtim
*
*

Đến từ : USA

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum