4everfriends.forumvi.com
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
BỘ GÕ TIẾNG VIỆT ONLINE
Right click to open new tab


Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ

2 posters

Go down

Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ Empty Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ

Post by chandoi 9th February 2015, 10:03 am

Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ


Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ Oh3fxi
Ngày nào ông cụ cũng đi hơn 25 km vào nội thành bán chuối.


Gần 90 tuổi, con cháu lại khá giả nhưng cụ Nguyễn Trung Khanh (87 tuổi, ngụ xóm Trung Việt, Thôn Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội), ngày nào cũng dậy từ 4h sáng đạp xe đi về hàng chục cây số bán chuối. Ông cụ làm “nghề” này đã gần 60 năm, bất kể trời mưa nắng.


Con cháu "chào thua"

Giữa trời rét buốt, người dân khu vực Thanh Xuân và Hà Đông (Hà Nội) vẫn thấy cụ ông móm mém, râu tóc bạc phơ, mặc bộ quần áo nâu bên chiếc xe thồ cà tàng đi bán chuối dạo. Rất nhiều năm nay, họ đã quen với hình ảnh này.

Cụ Khánh cho biết đã gắn bó với nghề buôn chuối từ ngày thanh niên, tính ra đã gần 60 năm. Nhiều người thắc mắc tại sao cụ không nghỉ ngơi vui thú tuổi già cùng con cháu, có người nghi ngờ ông cụ bị con cháu bạc đãi đến mức phải tự mưu sinh. Nhưng ông cụ lắc đầu, móm mém cười, nói nghề buôn chuối như cái nghiệp, bao năm đi bán quen, một ngày không đi lại thấy "ngứa ngáy khó chịu".

Cụ kể, con cháu gia đình đều ra sức khuyên ngăn không muốn cụ vất vả buôn bán, nhưng cụ nhất quyết không nghe. Những lúc ấy, cụ lại "lý sự" với con cháu: "Còn sức khỏe là còn làm, đó là cái nghiệp cả đời ông rồi. Đi làm còn thấy khỏe người ra chứ cứ nằm lì ở nhà có khi lại ốm".

Con cháu đành chịu thua, chỉ biết "mặc cả", năm - ba ngày đi một lần còn được, đằng này cụ ngày nào cũng đi. Thương cụ tuổi già sức yếu, con cháu nghĩ đủ cách ngăn cản. Có lần người nhà cố tình làm hỏng xe thồ chuối rồi nhờ người làng không được sửa xe cho cụ. Cụ giận lắm, dắt xe hỏng đi khắp làng không ai nhận lại quyết lóc cóc dắt xe vượt hàng chục cây số lên gần Hà Đông sửa chữa.

"Đất không chịu trời thì trời chịu đất", con cháu đành "chào thua", để cụ tự do với nghề. Vậy là ngày nào cũng như ngày nào, cứ khoảng 4h sáng, khi mọi người trong nhà đang ngon giấc, ông cụ đã lọ mọ dạy chuẩn bị xe chở chuối lên nội thành Hà Nội rao bán.


Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ 10ru3kl


Những ngày này, hình ảnh ông cụ ngồi co ro che manh áo mưa mỏng bán chuối bên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) giữa trời mưa lạnh rả rích khiến người đi đường động lòng thương cảm. Nhưng dừng lại chuyện trò mới thấy cụ hoàn toàn vui vẻ, đầu óc minh mẫn, cử chỉ mau lẹ.

Cứ mỗi lần khách qua, cụ chào giới thiệu những nải chuối ngon và niềm nở để khách thoải mái lựa chọn. Một chai nước lọc mang theo để uống. Chiếc xe đạp thồ cà tàng đi đã chục năm, nặng nề đèo theo hai thúng đựng chuối phía sau.

Những lúc chán ngồi một chỗ, ông cụ lại đạp xe bán rong. Mỏi chân lại ghé vỉa hè đường Nguyễn Trãi, khu vực Ngã Tư Sở, lúc lại hồ Văn Quán... Dù thay đổi địa điểm nhưng mấy chục năm nay, cụ chì quanh quẩn ở hai quận Thanh Xuân và Hà Đông.

"Trước đây, mùa rét hay nắng tôi vẫn có thể ngồi ven đường Nguyễn Trãi. Nay mấy cây xà cừ cổ thụ bị đốn đi rồi, chắc mùa hè sang năm tôi không ngồi đó được nữa", cụ nuối tiếc nhắc đến hàng cây xà cừ cổ thụ vừa bị đốn hạ.



Thương vợ nên giữ nghề

Cụ Khánh có hai con trai đều đã ngoài 60 tuổi, cháu chắt đuề huề, kinh tế khá giả. Cụ buồn nhất là cụ bà "đi" sớm quá, cách đây đã hơn 20 năm. "Nhiều lúc tôi thấy nhớ bà ấy", cụ tâm sự. Trước đây bà còn sống, hai vợ chồng ngày nào cũng đạp xe đi bán chuối. "Nay cuộc sống con cái đầy đủ, nhưng tôi tiếp tục nghề một phần do nhớ đến người vợ quá cố, muốn nguôi bớt nỗi niềm", cụ ông thủ thỉ.

Ký ức những ngày vợ chồng cùng đi buôn chuối nuôi con lại ùa về. Cụ nhớ lại, ngày xưa kinh tế khó khăn, sức lao động của cụ bền bỉ hơn nhiều. Ngoài lên Hà Nội bán hàng, vợ chồng thường đi xe thồ thu mua chuối ở các huyện như Chương Mỹ, Sơn Tây, Ba Vì.... Gian nhà ngày đó không có gì đáng giá ngoài những "ụ chuối". "Nhiều đến nỗi giường nằm hai đứa con cũng phải thu hẹp lại. Không gian ngôi nhà trở thành nhà kho chứa chuối", cụ Khánh kể.

Nhớ về những khó khăn, đôi mắt cụ nhòa đi. "Chợ đắt khách thì mừng, ế khách thì lại tủi. Nhiều hôm, vợ chồng đi chợ cả ngày chỉ bán được vài nải, số chuối ế đi nắng gió cả ngày thâm đen lại. Có hôm cả nhà phải ăn chuối trừ cơm độn sắn. Ngày khá hơn, có được ít gạo, hai cụ nhường cơm cho con, phần mình chỉ ăn chuối qua bữa.

Giáp Tết như hiện nay là thời điểm vợ chồng cụ vất vả gấp đôi, một ngày thồ tới mấy chuyến hàng chạy Tết. Buổi chợ cuối cùng trong năm cũng là chiều 30 Tết, có năm về muộn đến nhà đã gần giao thùa. Thói quen bán hàng đến tận ngày tất niên vẫn được cụ Khánh giữ đến ngày nay. Sau Tết, khoảng mùng 8 cụ lại mở hàng.

Một ngày đi chợ của cụ không có giờ nghỉ cố định, cứ hết hàng mới về. "Thông thường khoảng 4h chiều tôi bán hết hàng. Hôm nào ế phải 8 - 9h tối. Chắc mọi người thương nên rất hiếm khi tôi phải mang hàng về", cụ kể.

Hỏi chuyện ăn uống, cụ chỉ cười, nói "không quan trọng". Bữa sáng và trưa thường lót dạ bằng xôi, hôm nào "sang" mới ăn phở. Bữa tối cụ cố về sớm ăn cùng con cháu. Những hôm ế hàng về muộn đành ăn cơm một mình.



Mỗi ngày đạp xe 40km

Mỗi sáng sớm, cụ chở trên xe thồ khoảng 40 nải chuối, cần mẫn băng qua hơn 40km đến nội thành Hà Nội. Đường thoáng rộng nên cụ đạp xe thong thả, đoạn nào chật chội khó đi mới xuống dắt bộ rồi đi tiếp. Ông cụ lại cười móm mém, nói "chắc tôi già nên hay được nhiều người giúp sức". Bao nhiêu lần hàng nặng không đi được phải nhờ người đẩy xe giúp. Bao nhiêu lần xe hỏng dắt bộ cũng may được người qua đường hỗ trợ.

Hơn nửa thế kỷ gắn bó với xe chuối, ông cụ chưa lúc nào thấy chán nghề. Hỏi dự định "nghỉ hưu", cụ tâm sự: "Khi nào không đi nổi nữa, tôi mới thôi không bán chuối". Một tháng 30 ngày thì 20 ngày cụ đi Hà Nội bán hàng, còn lại sang huyện lân cận mua chuối xanh về ủ.

Cụ Khánh có nhiều khách quen, mến mộ. Thấy cụ già cả, vui tính lại yêu nghề, không ít khách mua chuối phục vụ nhu cầu thì ít, mua ủng hộ thì nhiều. Tuy nhiên, những người sành ăn cũng phải tấm tắc khen chuối cụ bán chín ngọt tự nhiên, không như những chuối "công nghiệp" quả to, chín bằng thuốc kích thích hoặc ép chuối thường gặp ngoài chợ.

Ông cụ cũng bộc bạch, đa số bây giờ người buôn hay sử dụng thuốc dấm chuối của Trung Quốc, chỉ cần hòa thuốc vào nước rồi nhúng chuối vào, vài tiếng sau quả đã ngả vàng, có thể mang bán.

"Nhưng lương tâm nghề không cho phép tôi làm thế được", cụ nhoẻn cười. Từ khi vào nghề đến nay, cụ trung thành với lối dấm chuối truyền thống bằng hương thắp. Các nải chuối được xếp ngay ngắn trong thùng phuy. Mỗi thùng thắp 3 nén hương, sau đó phủ vải lên trên miệng thùng để ủ. Sau một ngày đêm, các nải chuối bắt đầu chuyển màu vàng, có thể mang bán. Chuối dấm bằng hương ăn ngọt, thơm, nhưng nhược điểm khi chín lại nhanh thâm.

Yêu lao động, không quản khó khăn, tuổi già như cụ Khánh là tấm gương đáng học hỏi. Người dân biết chuyện ai cũng yêu quý, nể phục ông cụ, gần 90 tuổi mà ngày ngày vẫn gắn bó với xe chuối, còn lạc quan động viên lại mọi người.


Thúy Quỳnh
chandoi
chandoi
*
*

Đến từ : Thành Phố Buồn, USA

Back to top Go down

Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ Empty Re: Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ

Post by MuaThuDuoiMua 9th February 2015, 11:41 am

Doc may tin nay lai buon ... :(
MuaThuDuoiMua
MuaThuDuoiMua
*
*


Back to top Go down

Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ Empty Re: Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ

Post by chandoi 9th February 2015, 11:51 am

Ai biểu post chuyện dzui cười thì hong thèm đọc chi  Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ 1871083138
chandoi
chandoi
*
*

Đến từ : Thành Phố Buồn, USA

Back to top Go down

Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ Empty Re: Gần 90 tuổi đạp xe bán chuối dạo cho vơi nỗi nhớ vợ

Post by Sponsored content


Sponsored content


Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum