Câu chuyện một người Mỹ yêu nước
Page 1 of 1
Câu chuyện một người Mỹ yêu nước
By Đinh Yên Thảo - December 17, 2016
Ở John Glenn, người ta thấy được một khuôn mẫu tiêu biểu của những nhân vật yêu nước và xuất chúng của nước Mỹ. Là một đại tá không quân can trường với những phi vụ chiến đấu hào hùng từ Đệ Nhị Thế Chiến sang Chiến Tranh Triều Tiên, để trở thành một phi hành gia – người Mỹ đầu tiên bay lên quỹ đạo trái đất.
Là một Thượng Nghị Sĩ phục vụ không mệt mỏi tại Thượng Viện Hoa Kỳ và là một người chồng chung thủy trong cuộc hôn nhân hơn 70 năm với cô bạn học thủa thiếu thời, cho đến khi ông qua đời hồi tuần trước. Nước Mỹ không chỉ thương tiếc ông vì sự cống hiến to lớn cho quốc gia, mà còn vì ông đã trở thành một tấm gương và niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ thanh niên Mỹ.
nguồn WTMA.com
I. Ðời binh nghiệp hào hùng
Năm 1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Chàng sinh viên kỹ thuật năm cuối John Glenn mới ngoài hai mươi tuổi, đã bỏ giảng đường, lên đường nhập ngũ theo sự thôi thúc tiếng gọi con tim của một chàng trai yêu nước. Ðời binh ngũ bắt đầu. John trở thành một phi công của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ sau khi được huấn luyện lái phi cơ. Trung uý John Glenn được điều sang Hawaii, nơi mà cuộc tấn công của Nhật đã chính thức kéo nước Mỹ vào Ðệ Nhị Thế Chiến và kéo John trở thành người lính. Những đồng đội của John kể lại rằng, họ hiếm gặp một phi công tài ba và gan dạ nào như John trong những phi vụ tấn công các căn cứ quân sự của Nhật. Số huân chương của John tăng cao theo số lần phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không địch quân, dù may mắn là chàng phi công trẻ chưa hề bị bắn hạ hay bị thương tích. Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc, John trở lại nhiệm vụ thông thường của người quân nhân thời bình, tiếp tục các công vụ trong và ngoài nước, tham gia các khóa huấn luyện và làm huấn luyện viên bay cho các phi công mới.
John Glenn và chiếc máy bay Marine Corps F9F “Panther” bị bắn 714 lỗ đạn của địch mùa hè năm 1953. nguồn National Museum of the US Air Force
Tháng 10 năm 1952, ở giai đoạn gần cuối nhưng không kém phần khốc liệt của cuộc chiến tranh Triều Tiên , John – lúc này đã là Thiếu Tá John Glenn được điều sang Nam Hàn. Ðây là chiến trường mà những cuộc không chiến của anh với những phi cơ MIG của địch quân được mô tả là bay giữa những đường tơ tử thần. Trong thư gởi về cho gia đình, anh kể lại những trận không chiến mà phi cơ sà thấp xuống mặt đất chỉ hơn mười mét trong tốc độ 700 dặm giờ và có hai lần, John bình an trở về căn cứ mang theo hàng trăm vết đạn thù ở thân máy bay. John bắn hạ tổng cộng ba chiếc MIG-15 trong các cuộc đọ sức với phi công Bắc Hàn và Trung Cộng. Thời gian phục vụ chưa đầy một năm trong cuộc chiến Triều Tiên đã mang thêm cho John Glenn hàng chục huân chương anh dũng khác.
II. Nhóm phi hành gia tiên phong
Sau chiến tranh Triều Tiên, John đăng tuyển và được nhận vào nhóm phi công bay thử, một công việc nguy hiểm và đầy thử thách không kém các trận không chiến, khi các phi công bay thử nghiệm các kỹ thuật mới sử dụng cho các chiến đấu cơ của quân lực Hoa Kỳ. Trên thực tế, John đã gần mất mạng trong một phi vụ mà áp suất buồng lái bị tụt và hệ thống oxy bị hỏng. John cũng trở thành phi công đầu tiên lái phi cơ tốc độ siêu thanh, bay từ Los Angeles sang New York chỉ mất khoảng dưới ba tiếng rưỡi đồng hồ vào năm 1957.
Ðây cũng là thời điểm mà Hoa Kỳ đang hối hả trong cuộc chạy đua về chương trình thám hiểm không gian với Liên Xô. NASA tìm kiếm những phi công ưu tú và tài ba nhất để huấn luyện thành những phi hành gia đầu tiên của nước Mỹ. Với tiêu chuẩn nghiêm ngặt cùng các cuộc sát hạch khó khăn về thể chất, tâm lý, kinh nghiệm bay cho đến kiến thức khoa học kỹ thuật, lý tưởng phục vụ quốc gia…, John Glenn đã vượt qua khoảng 500 phi công ứng viên ban đầu đủ theo tiêu chuẩn của NASA nói trên để được chọn là một trong nhóm Mercury Seven – bảy phi hành gia đầu tiên của nước Mỹ. Tất cả đều là những phi công từng theo học đại học ban kỹ sư và tài ba nhất từ các binh chủng Không Quân, Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến. Bên cạnh sự vinh dự tột bực khi được chọn vào nhóm phi hành gia đầu tiên này, thì các phi công gan dạ này cũng hiểu đây là một sứ mạng nguy hiểm, có thể hy sinh cho đất nước. Bởi Hoa Kỳ chưa từng phóng các phi thuyền có người lái vào vũ trụ và nhiều cuộc phóng phi thuyền trước đó, hoặc bị nổ tung trên bệ phóng hoặc những con vật được phóng thử nghiệm lên vũ trụ đã không còn sống sót khi trở về mặt đất. Lúc này John Glenn đã 37 tuổi, lớn nhất và quân hàm cao nhất trong nhóm bảy người để bắt đầu một chương trình huấn luyện vừa thể lực, sử dụng các thiết bị không gian và chương trình khoa học chuyên sâu đầy phức tạp của NASA. Tháng 5 năm 1961, Phi hành gia Alan Shepard trong nhóm Mercury Seven trở thành người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ, một tháng sau khi Phi hành gia Yuri Gagarin của Liên Xô trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Ngày 20 tháng Hai năm 1962, John bay vào quỹ đạo trái đất trên phi thuyền Friendship 7, với thời gian bay tổng cộng gần bốn tiếng rưỡi. Nhóm phi hành gia và cá nhân John lập tức trở thành những người hùng của nước Mỹ, thành những người tiên phong cho chương trình thám hiểm vũ trụ đến ngày nay. Bốn triệu người đã tham gia cuộc diễn hành chào đón John Glenn tại New York. Tại Ohio, tiểu bang nhà của ông cùng nhiều tiểu bang khác đã lấy tên ông đặt cho trường học, đường sá đó đây. Chuyến bay lịch sử này cũng đã làm cầu nối để John Glenn trở thành người bạn thân của gia đình Tổng Thống Kennedy, mở màn cho con đường đi vào sự nghiệp chính trị của ông. Năm 1998, ở tuổi 77, John Glenn trở thành phi hành gia lớn tuổi nhất bay vào vũ trụ trong một phi vụ của NASA.
John Glenn (X) và nhóm Mercury Seven – nguồn Wikiwand.com
III. Hai thập niên Thượng Nghị Sĩ
Các tài liệu cho biết TT Kennedy đã ra lịnh cho NASA không phóng ông lên vũ trụ nữa hay đừng đưa ông vào nhóm phi hành gia tham gia kế hoạch đổ bộ lên mặt trăng để tránh những nhiệm vụ đầy rủi ro vì ông đã quá giá trị trong tư cách một nhân vật quan trọng của quốc gia. Năm 1964, ở tuổi 42, John từ nhiệm công việc tại NASA và một ngày sau, ông tuyên bố quyết định đại diện Ðảng Dân Chủ ra tranh cử Thượng Viện, đại diện cho tiểu bang Ohio. Nhưng một tai nạn bất ngờ đã làm John rút lui khỏi cuộc tranh cử, cũng như phải xuất ngũ khỏi quân đội một năm sau, trong quân hàm Ðại Tá sau 24 năm tại ngũ, kể cả thời gian làm việc với NASA.
20/2/1962, Phi hành gia John Glenn H., Jr., đã trở thành người Mỹ đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái đất bằng phi thuyền Mercury-Atlas 6 “Friendship 7” . nguồn nasa.gov
Ðến năm 1970 John Glenn mới ra tranh cử trở lại, nhưng thua sít sao đối thủ trong cuộc bầu cử sơ bộ của Ðảng Dân Chủ. Năm 1974, từ chối lời mời tham gia liên danh làm Phó Thống Ðốc tiểu bang, ông ra tranh cử Thượng Viện lần nữa và đã thắng cử, trở thành TNS đại diện tiểu bang Ohio. Ông tái đắc cử thêm ba nhiệm kỳ, phục vụ tại Thượng Viện liên bang tổng cộng 24 năm cho đến khi nghỉ hưu năm 1999. Năm 1976, ông được đề cử làm ứng viên Phó Tổng thống trong liên danh tranh cử Tổng thống của đảng Dân Chủ và năm 1984 lại tranh cử Tổng thống nhưng không thành công.
Những năm của thập niên 60, trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ với Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh rồi cuộc chạy đua trong chương trình thám hiểm không gian, John Glenn trở thành một khuôn mẫu người hùng của người dân Mỹ. Tài ba, yêu nước, đầy lý tưởng và được tôi luyện, chứng minh qua chiến tranh, những đóng góp và thành công của John Glenn đã vực dậy tinh thần quốc gia và niềm tự hào dân tộc lúc bấy giờ và cho những thế hệ tiếp nối.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John Glenn được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trao Presidential Medal of Freedom năm 2012 – nguồn aopa.org
John Glenn qua đời ngày 8 tháng 12 vừa qua tại Columbus, Ohio, hưởng thọ 95 tuổi. Trong lời chia buồn gởi ra, Tổng Thống Obama viết rằng, “John đang truyền cảm hứng cho những thế hệ kỹ sư, khoa học gia, phi hành gia, những người sẽ đưa chúng ta lên Hỏa Tinh và ngoài giới hạn của nó…”. Yes, thank you John. Ông đã hoàn tất sứ mệnh của một người Mỹ cao cả.
ÐYT (baotreonline)
Ở John Glenn, người ta thấy được một khuôn mẫu tiêu biểu của những nhân vật yêu nước và xuất chúng của nước Mỹ. Là một đại tá không quân can trường với những phi vụ chiến đấu hào hùng từ Đệ Nhị Thế Chiến sang Chiến Tranh Triều Tiên, để trở thành một phi hành gia – người Mỹ đầu tiên bay lên quỹ đạo trái đất.
Là một Thượng Nghị Sĩ phục vụ không mệt mỏi tại Thượng Viện Hoa Kỳ và là một người chồng chung thủy trong cuộc hôn nhân hơn 70 năm với cô bạn học thủa thiếu thời, cho đến khi ông qua đời hồi tuần trước. Nước Mỹ không chỉ thương tiếc ông vì sự cống hiến to lớn cho quốc gia, mà còn vì ông đã trở thành một tấm gương và niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ thanh niên Mỹ.
nguồn WTMA.com
I. Ðời binh nghiệp hào hùng
Năm 1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Chàng sinh viên kỹ thuật năm cuối John Glenn mới ngoài hai mươi tuổi, đã bỏ giảng đường, lên đường nhập ngũ theo sự thôi thúc tiếng gọi con tim của một chàng trai yêu nước. Ðời binh ngũ bắt đầu. John trở thành một phi công của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ sau khi được huấn luyện lái phi cơ. Trung uý John Glenn được điều sang Hawaii, nơi mà cuộc tấn công của Nhật đã chính thức kéo nước Mỹ vào Ðệ Nhị Thế Chiến và kéo John trở thành người lính. Những đồng đội của John kể lại rằng, họ hiếm gặp một phi công tài ba và gan dạ nào như John trong những phi vụ tấn công các căn cứ quân sự của Nhật. Số huân chương của John tăng cao theo số lần phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không địch quân, dù may mắn là chàng phi công trẻ chưa hề bị bắn hạ hay bị thương tích. Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc, John trở lại nhiệm vụ thông thường của người quân nhân thời bình, tiếp tục các công vụ trong và ngoài nước, tham gia các khóa huấn luyện và làm huấn luyện viên bay cho các phi công mới.
John Glenn và chiếc máy bay Marine Corps F9F “Panther” bị bắn 714 lỗ đạn của địch mùa hè năm 1953. nguồn National Museum of the US Air Force
Tháng 10 năm 1952, ở giai đoạn gần cuối nhưng không kém phần khốc liệt của cuộc chiến tranh Triều Tiên , John – lúc này đã là Thiếu Tá John Glenn được điều sang Nam Hàn. Ðây là chiến trường mà những cuộc không chiến của anh với những phi cơ MIG của địch quân được mô tả là bay giữa những đường tơ tử thần. Trong thư gởi về cho gia đình, anh kể lại những trận không chiến mà phi cơ sà thấp xuống mặt đất chỉ hơn mười mét trong tốc độ 700 dặm giờ và có hai lần, John bình an trở về căn cứ mang theo hàng trăm vết đạn thù ở thân máy bay. John bắn hạ tổng cộng ba chiếc MIG-15 trong các cuộc đọ sức với phi công Bắc Hàn và Trung Cộng. Thời gian phục vụ chưa đầy một năm trong cuộc chiến Triều Tiên đã mang thêm cho John Glenn hàng chục huân chương anh dũng khác.
II. Nhóm phi hành gia tiên phong
Sau chiến tranh Triều Tiên, John đăng tuyển và được nhận vào nhóm phi công bay thử, một công việc nguy hiểm và đầy thử thách không kém các trận không chiến, khi các phi công bay thử nghiệm các kỹ thuật mới sử dụng cho các chiến đấu cơ của quân lực Hoa Kỳ. Trên thực tế, John đã gần mất mạng trong một phi vụ mà áp suất buồng lái bị tụt và hệ thống oxy bị hỏng. John cũng trở thành phi công đầu tiên lái phi cơ tốc độ siêu thanh, bay từ Los Angeles sang New York chỉ mất khoảng dưới ba tiếng rưỡi đồng hồ vào năm 1957.
Ðây cũng là thời điểm mà Hoa Kỳ đang hối hả trong cuộc chạy đua về chương trình thám hiểm không gian với Liên Xô. NASA tìm kiếm những phi công ưu tú và tài ba nhất để huấn luyện thành những phi hành gia đầu tiên của nước Mỹ. Với tiêu chuẩn nghiêm ngặt cùng các cuộc sát hạch khó khăn về thể chất, tâm lý, kinh nghiệm bay cho đến kiến thức khoa học kỹ thuật, lý tưởng phục vụ quốc gia…, John Glenn đã vượt qua khoảng 500 phi công ứng viên ban đầu đủ theo tiêu chuẩn của NASA nói trên để được chọn là một trong nhóm Mercury Seven – bảy phi hành gia đầu tiên của nước Mỹ. Tất cả đều là những phi công từng theo học đại học ban kỹ sư và tài ba nhất từ các binh chủng Không Quân, Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến. Bên cạnh sự vinh dự tột bực khi được chọn vào nhóm phi hành gia đầu tiên này, thì các phi công gan dạ này cũng hiểu đây là một sứ mạng nguy hiểm, có thể hy sinh cho đất nước. Bởi Hoa Kỳ chưa từng phóng các phi thuyền có người lái vào vũ trụ và nhiều cuộc phóng phi thuyền trước đó, hoặc bị nổ tung trên bệ phóng hoặc những con vật được phóng thử nghiệm lên vũ trụ đã không còn sống sót khi trở về mặt đất. Lúc này John Glenn đã 37 tuổi, lớn nhất và quân hàm cao nhất trong nhóm bảy người để bắt đầu một chương trình huấn luyện vừa thể lực, sử dụng các thiết bị không gian và chương trình khoa học chuyên sâu đầy phức tạp của NASA. Tháng 5 năm 1961, Phi hành gia Alan Shepard trong nhóm Mercury Seven trở thành người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ, một tháng sau khi Phi hành gia Yuri Gagarin của Liên Xô trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Ngày 20 tháng Hai năm 1962, John bay vào quỹ đạo trái đất trên phi thuyền Friendship 7, với thời gian bay tổng cộng gần bốn tiếng rưỡi. Nhóm phi hành gia và cá nhân John lập tức trở thành những người hùng của nước Mỹ, thành những người tiên phong cho chương trình thám hiểm vũ trụ đến ngày nay. Bốn triệu người đã tham gia cuộc diễn hành chào đón John Glenn tại New York. Tại Ohio, tiểu bang nhà của ông cùng nhiều tiểu bang khác đã lấy tên ông đặt cho trường học, đường sá đó đây. Chuyến bay lịch sử này cũng đã làm cầu nối để John Glenn trở thành người bạn thân của gia đình Tổng Thống Kennedy, mở màn cho con đường đi vào sự nghiệp chính trị của ông. Năm 1998, ở tuổi 77, John Glenn trở thành phi hành gia lớn tuổi nhất bay vào vũ trụ trong một phi vụ của NASA.
John Glenn (X) và nhóm Mercury Seven – nguồn Wikiwand.com
III. Hai thập niên Thượng Nghị Sĩ
Các tài liệu cho biết TT Kennedy đã ra lịnh cho NASA không phóng ông lên vũ trụ nữa hay đừng đưa ông vào nhóm phi hành gia tham gia kế hoạch đổ bộ lên mặt trăng để tránh những nhiệm vụ đầy rủi ro vì ông đã quá giá trị trong tư cách một nhân vật quan trọng của quốc gia. Năm 1964, ở tuổi 42, John từ nhiệm công việc tại NASA và một ngày sau, ông tuyên bố quyết định đại diện Ðảng Dân Chủ ra tranh cử Thượng Viện, đại diện cho tiểu bang Ohio. Nhưng một tai nạn bất ngờ đã làm John rút lui khỏi cuộc tranh cử, cũng như phải xuất ngũ khỏi quân đội một năm sau, trong quân hàm Ðại Tá sau 24 năm tại ngũ, kể cả thời gian làm việc với NASA.
20/2/1962, Phi hành gia John Glenn H., Jr., đã trở thành người Mỹ đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái đất bằng phi thuyền Mercury-Atlas 6 “Friendship 7” . nguồn nasa.gov
Ðến năm 1970 John Glenn mới ra tranh cử trở lại, nhưng thua sít sao đối thủ trong cuộc bầu cử sơ bộ của Ðảng Dân Chủ. Năm 1974, từ chối lời mời tham gia liên danh làm Phó Thống Ðốc tiểu bang, ông ra tranh cử Thượng Viện lần nữa và đã thắng cử, trở thành TNS đại diện tiểu bang Ohio. Ông tái đắc cử thêm ba nhiệm kỳ, phục vụ tại Thượng Viện liên bang tổng cộng 24 năm cho đến khi nghỉ hưu năm 1999. Năm 1976, ông được đề cử làm ứng viên Phó Tổng thống trong liên danh tranh cử Tổng thống của đảng Dân Chủ và năm 1984 lại tranh cử Tổng thống nhưng không thành công.
Những năm của thập niên 60, trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ với Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh rồi cuộc chạy đua trong chương trình thám hiểm không gian, John Glenn trở thành một khuôn mẫu người hùng của người dân Mỹ. Tài ba, yêu nước, đầy lý tưởng và được tôi luyện, chứng minh qua chiến tranh, những đóng góp và thành công của John Glenn đã vực dậy tinh thần quốc gia và niềm tự hào dân tộc lúc bấy giờ và cho những thế hệ tiếp nối.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John Glenn được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trao Presidential Medal of Freedom năm 2012 – nguồn aopa.org
John Glenn qua đời ngày 8 tháng 12 vừa qua tại Columbus, Ohio, hưởng thọ 95 tuổi. Trong lời chia buồn gởi ra, Tổng Thống Obama viết rằng, “John đang truyền cảm hứng cho những thế hệ kỹ sư, khoa học gia, phi hành gia, những người sẽ đưa chúng ta lên Hỏa Tinh và ngoài giới hạn của nó…”. Yes, thank you John. Ông đã hoàn tất sứ mệnh của một người Mỹ cao cả.
ÐYT (baotreonline)
timtim- *
- Đến từ : USA
Similar topics
» 5 “chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản
» Một chuyến du lịch đến nước NHẬT - Nguyễn Văn Hà
» Câu Chuyện Cái Tâm Của Con Người
» Câu Chuyện Quả Báo Của Người Thích Câu Cá
» Chuyện người đàn ông xấu nhất Uganda làm cha lần thứ 8
» Một chuyến du lịch đến nước NHẬT - Nguyễn Văn Hà
» Câu Chuyện Cái Tâm Của Con Người
» Câu Chuyện Quả Báo Của Người Thích Câu Cá
» Chuyện người đàn ông xấu nhất Uganda làm cha lần thứ 8
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum