Hơn 200 giáo viên bị mất việc trước thềm năm học
2 posters
Page 1 of 1
Hơn 200 giáo viên bị mất việc trước thềm năm học
Trước việc bộ máy ngày càng cồng kềnh nhưng hiệu quả công việc lại không cao. Để giảm bớt chi phí cho ngân sách trong giai đoạn mà nợ công ngày càng chạm đỉnh. Vào tháng 11/2014, chính quyền CSVN đã ra Nghị quyết tinh giản biên chế. Trong đó, những người lao động hợp đồng, không phải công chức, viên chức sẽ nằm trong diện bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Trước việc bộ máy ngày càng cồng kềnh nhưng hiệu quả công việc lại không cao. Để giảm bớt chi phí cho ngân sách trong giai đoạn mà nợ công ngày càng chạm đỉnh. Vào tháng 11/2014, chính quyền CSVN đã ra Nghị quyết tinh giản biên chế. Trong đó, những người lao động hợp đồng, không phải công chức, viên chức sẽ nằm trong diện bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Vào ngày 23/4/2015, Chủ tịch huyện Kỳ Anh đã ra văn bản chấm dứt hợp đồng lao động đối với 214 giáo viên đang dạy học tại địa phương. Văn bản này sẽ có hiệu lực vào ngày 30/9/2015.
Trước nguy cơ bị mất việc, những giáo viên này vô cùng hoang mang, họ đã ký đơn tập thể gửi đến Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng những cơ quan có liên quan xem xét trường hợp của mình. Theo như đơn thư cứu xét, nhiều người trong số này cho rằng mình đã có nhiều năm phục vụ trong công tác giảng dạy. Đặc biệt có thâm niên đến 12 năm.
Báo Dân Trí ra ngày 4/9 dẫn lời một giáo viên bị chấm dứt hợp đồng cho biết:
"Ngày 25/8 vừa rồi, huyện đã mời chúng tôi lên họp và thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với chúng tôi kể từ ngày 25/8. Nhưng theo hợp đồng lao động đến tháng 9/2015 mới hết nên chúng tôi được hưởng lương đến ngày đó".
Từ vụ việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với một loạt giáo viên đã nảy sinh ra thêm tình tiết mới. Theo những giáo viên bị mất việc cho hay, để có được hợp đồng dạy học trong những trường tại huyện Kỳ Anh, họ đã phải bỏ ra ít nhất 40-50 triệu mới được dạy học. Trong số đó, có những người phải bỏ ra 80-100 triệu để được vào dạy ở những trường trong thị xã, gần nhà.
Trong số những người phải bỏ tiền lo lót để được đi dạy, cô N.T.H là một trường hợp đáng thương. Ra trường, biết không thể thi vào công chức nên dù gia đình rất khó khăn nhưng cũng phải chạy vạy để kiếm được 50 triệu đút lót cho cán bộ giáo dục để được đi dạy. Nào ngờ, mới hợp đồng dạy được 4 năm thì đã nhận được thông báo chấm dứt làm chị như chết đứng. Tiền đã mất, nay việc làm không có, chị rơi vào hoàn cảnh "tiền mất, tật mang". Qua trao đổi với phóng viên báo Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kỳ Anh cho biết: "Dù rất chia sẽ với hoàn cảnh của những giáo viên này nhưng chúng tôi cũng đang hoàn tất các thủ tục để chấm dứt hợp đồng lao động của họ trước 30/9. Đây là chỉ đạo của tỉnh và huyện".
Trong khi đó, một lãnh đạo của Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh đổ lỗi vụ việc này là do lãnh đạo địa phương. Theo lãnh đạo Sở Nội vụ thì việc tự ý ký hợp đồng đối với 214 giáo viên không qua xét tuyển, không qua chỉ đạo của tỉnh là trái luật.
"Vì 214 giáo viên nằm trong diện bị cắt hợp đồng lần này không phải là công chức, viên chức, mà là những giáo viên do huyện Kỳ Anh tự ý ký hợp đồng, tự lấy ngân sách huyện để trả lương nên huyện phải căn cứ vào Luật lao động để chấm dứt hợp đồng theo quy định"- lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết.
Như vậy, chỉ vì một số lãnh đạo ham tiền, tự ý nhận một loạt giáo viên vào dạy hợp đồng để nhận tiền "lót tay" nên mới xảy ra cơ sự như hôm nay. Cán bộ huyện làm sao, nhưng người chịu hậu quả là những giáo viên.
Người Quan Sát
Lá đơn tập thể được gửi lên cho cơ quan có trách nhiệm cầu cứu. Ảnh: Tầm Nhìn
Cali Today News - Hơn 200 giáo viên ở tỉnh Hà Tĩnh đã nhận tin không vui trước thềm năm học mới. Theo đó, chính quyền huyện Kỳ Anh buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động đối với họ theo đúng chính sách tinh giản biên chế mà Trung ương đưa ra.Trước việc bộ máy ngày càng cồng kềnh nhưng hiệu quả công việc lại không cao. Để giảm bớt chi phí cho ngân sách trong giai đoạn mà nợ công ngày càng chạm đỉnh. Vào tháng 11/2014, chính quyền CSVN đã ra Nghị quyết tinh giản biên chế. Trong đó, những người lao động hợp đồng, không phải công chức, viên chức sẽ nằm trong diện bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Vào ngày 23/4/2015, Chủ tịch huyện Kỳ Anh đã ra văn bản chấm dứt hợp đồng lao động đối với 214 giáo viên đang dạy học tại địa phương. Văn bản này sẽ có hiệu lực vào ngày 30/9/2015.
Trước nguy cơ bị mất việc, những giáo viên này vô cùng hoang mang, họ đã ký đơn tập thể gửi đến Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng những cơ quan có liên quan xem xét trường hợp của mình. Theo như đơn thư cứu xét, nhiều người trong số này cho rằng mình đã có nhiều năm phục vụ trong công tác giảng dạy. Đặc biệt có thâm niên đến 12 năm.
Báo Dân Trí ra ngày 4/9 dẫn lời một giáo viên bị chấm dứt hợp đồng cho biết:
"Ngày 25/8 vừa rồi, huyện đã mời chúng tôi lên họp và thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với chúng tôi kể từ ngày 25/8. Nhưng theo hợp đồng lao động đến tháng 9/2015 mới hết nên chúng tôi được hưởng lương đến ngày đó".
Những giọt nước mắt của giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động. Ảnh: Dân Trí
Từ vụ việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với một loạt giáo viên đã nảy sinh ra thêm tình tiết mới. Theo những giáo viên bị mất việc cho hay, để có được hợp đồng dạy học trong những trường tại huyện Kỳ Anh, họ đã phải bỏ ra ít nhất 40-50 triệu mới được dạy học. Trong số đó, có những người phải bỏ ra 80-100 triệu để được vào dạy ở những trường trong thị xã, gần nhà.
Trong số những người phải bỏ tiền lo lót để được đi dạy, cô N.T.H là một trường hợp đáng thương. Ra trường, biết không thể thi vào công chức nên dù gia đình rất khó khăn nhưng cũng phải chạy vạy để kiếm được 50 triệu đút lót cho cán bộ giáo dục để được đi dạy. Nào ngờ, mới hợp đồng dạy được 4 năm thì đã nhận được thông báo chấm dứt làm chị như chết đứng. Tiền đã mất, nay việc làm không có, chị rơi vào hoàn cảnh "tiền mất, tật mang". Qua trao đổi với phóng viên báo Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kỳ Anh cho biết: "Dù rất chia sẽ với hoàn cảnh của những giáo viên này nhưng chúng tôi cũng đang hoàn tất các thủ tục để chấm dứt hợp đồng lao động của họ trước 30/9. Đây là chỉ đạo của tỉnh và huyện".
Trong khi đó, một lãnh đạo của Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh đổ lỗi vụ việc này là do lãnh đạo địa phương. Theo lãnh đạo Sở Nội vụ thì việc tự ý ký hợp đồng đối với 214 giáo viên không qua xét tuyển, không qua chỉ đạo của tỉnh là trái luật.
"Vì 214 giáo viên nằm trong diện bị cắt hợp đồng lần này không phải là công chức, viên chức, mà là những giáo viên do huyện Kỳ Anh tự ý ký hợp đồng, tự lấy ngân sách huyện để trả lương nên huyện phải căn cứ vào Luật lao động để chấm dứt hợp đồng theo quy định"- lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết.
Như vậy, chỉ vì một số lãnh đạo ham tiền, tự ý nhận một loạt giáo viên vào dạy hợp đồng để nhận tiền "lót tay" nên mới xảy ra cơ sự như hôm nay. Cán bộ huyện làm sao, nhưng người chịu hậu quả là những giáo viên.
Người Quan Sát
chandoi- *
- Đến từ : Thành Phố Buồn, USA
Re: Hơn 200 giáo viên bị mất việc trước thềm năm học
Tệ nạn tham nhũng, hối lộ ... ở VN không biết đến bao giờ mới hết ?
MuaThuDuoiMua- *
Similar topics
» Sự thật thành viên Hội chữ thập đỏ VN cười chụp ảnh trước nhà sập ở Nepal
» Khu Tu Viện Phật Giáo Serthar Tây Tạng Với 40,000 Tăng Ni & Sinh Viên Lưu Trú
» Nhân viên Amazon làm việc ra sao trong kho hàng khổng lồ?
» Israel - Palestine trước nguy cơ “chiến tranh tôn giáo”
» “Được” 52 ngày tù vì đưa người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện
» Khu Tu Viện Phật Giáo Serthar Tây Tạng Với 40,000 Tăng Ni & Sinh Viên Lưu Trú
» Nhân viên Amazon làm việc ra sao trong kho hàng khổng lồ?
» Israel - Palestine trước nguy cơ “chiến tranh tôn giáo”
» “Được” 52 ngày tù vì đưa người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum