4everfriends.forumvi.com
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
BỘ GÕ TIẾNG VIỆT ONLINE
Right click to open new tab


HỒNG, Trái cây đã từ Nhật, chinh phục được người Mỹ

Go down

HỒNG, Trái cây đã từ Nhật, chinh phục được người Mỹ Empty HỒNG, Trái cây đã từ Nhật, chinh phục được người Mỹ

Post by timtim 12th September 2015, 12:19 pm

HỒNG, Trái cây đã từ Nhật, chinh phục được người Mỹ





Một trong những trái cây của phương Đông đã chinh phục được người Mỹ có lẽ là trái Hồng. Hồng tuy phát xuất từ Trung Hoa, để sau đó du nhập vào Nhật Bản nhưng lại được Nhật xem như là một “trái cây tiêu biểu cho xứ Phù Tang”. Hồng cũng được dùng trong Đông Y để làm những phương thuốc chữa bệnh.




HỒNG, Trái cây đã từ Nhật, chinh phục được người Mỹ Thuocnam-traihong




TÊN KHOA HỌC:

Diospyros kaki (Hồng Á Châu) hay Dispyros virginiana (Hồng Mỹ) đều thuộc họ thực vật Ebenaceae. Mỹ gọi dưới tên Persimmon. Pháp gọi là Kaki. Đông Y gọi trái Hồng là Thị Tứ nhưng phần dùng làm thuốc quan trọng nhất là “Tai” hay Đế Hoa của Hồng, thì được gọi là Thị Đế với phiên âm là Shi-di




ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ LỊCH SỬ:

Cây Hồng được trồng tại Trung Hoa từ hàng ngàn năm trước, và sau đó lan đến các nước Á Đông như Nhật, Ấn Độ, Việt Nam. Tên khoa học của Hồng Diospyros có nghĩa là “Thức ăn của các vị Thần Thánh”. Hồng Á Châu được đô đốc Perry đem từ Nhật về Mỹ vào năm 1853. Riêng tại Việt Nam, giống Hồng nổi tiếng nhất vì vị ngọt và dòn là Hồng Lạng Sơn (Bắc Việt Nam).

Tại Bắc Mỹ, cũng có giống Hồng (Diospyros Virginia) mọc hoang trong vùng Đông Bắc từ Connecticut xuống đến Florida và sau đó lan rộng đến Texas và Kansas. Hồng Mỹ tuy cây lớn hơn, cao từ 12 – 15m, nhưng trái lại nhỏ hơn cỡ 5cm đường kính, tuy mọng nước hơn. Gỗ của Hồng Mỹ đã một thời được ưa chuộng để làm phần đầu của các cây gậy đánh Golf trước khi kim khí được xử dụng. Thổ dân Mỹ đã dùng Hồng làm thực phẩm và chế biến bằng cách phơi khô, nên tên Persimmon từ thổ dân Algoquin, có nghĩa là “trái cây khô”. Hồng Á Châu cao khoảng từ 4-10cm, cho trái lớn hơn, cỡ bằng trái Táo.

Hồng thuộc loại tiểu mộc, lá màu xanh đậm biến đổi thành đỏ, cam rồi vàng trong những tháng 10 và 11. Hồng Á Đông thuộc loại “tự thụ phấn” nhưng Hồng Mỹ lại cần được thụ phấn chéo nếu muốn có được trái ngọt và nhiều nước.

Nói chung, khi quả (trái) Hồng có màu nâu xậm thì tương đối đã chín và có thể ăn được trước khi trở thành nhũn. Các giống Hồng màu nhạt hơn, ngoại trừ giống Fuyu, thường có vị chát trước khi trở thành mềm nhũn. Vị chát của Hồng là do trong quả có chứa nhiều chất Tannin. Khi quả chín, các chất Tannin này biến mất.

Người Nhất có một phương thức loại chất Tannin trong Hồng bằng cách ủ trong những thùng gỗ thường dùng để nấu rượu Sake.

Hồng cần ánh sáng mặt trời và đất thật thông thoát nước, tuy Hồng có thể chịu được hạn nhưng cũng nên tưới thật nhiều để có nhiều trái. Hồng thường cho trái sau khi trồng từ 2 – 5 năm tùy theo giống. Hoa màu trắng, nhỏ nên thường lẫn trong lá, khó phân biệt nếu không chú ý. Những giống Hồng đáng chú ý gồm:

 

Hồng Mỹ (Diospyros virginiana):

-          Giống Early Golden: trái cỡ trung bình, ngọt, hột to, rất thông dụng.

-          Giống Evelyn: trái lớn, màu cam, thường không hột, khá ngọt.

-          Giống John Rick: cho trái to nhất trong các loại Hồng Mỹ, vị rất ngọt.

-          Giống Meader: trái nhỏ, rất ngọt, không hột, cây có thể tự thụ phấn và chịu được nhiệt độ lạnh tới -35 độ F.

 


Hồng Á Châu (Diospyros kaki): Các giống Hồng Á Châu thường tự thụ phấn và không có hột.

-          Giống Chocolate: trái cỡ trung bình, thuộc loại Hồng mềm, nghĩa là chát nếu còn xanh.

-          Giống Fuyu: còn gọi là Apple Persimmon hay Jiro, trái to cỡ trung bình, màu cam đỏ, rất ngọt.

-          Giống Fuyukaki: trái cỡ trung bình màu đỏ xậm, vị ngọt, là giống Hồng thông dụng nhất tại Nhật.

-          Giống Hachlya: đặc biệt với trái cỡ hình dạng như trái Lê. Hồng dòn, ngọt dù chưa chín hẳn. Ăn tươi hoặc phơi khô đều rất ngon. Giống này thông dụng nhất trên thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt khi Hồng Hachlya trồng tại California thì không hột nhưng nếu trồng tại Florida lại có 1 hay 2 hột.

-          Giống Hana-Fuyu: cho trái trong mùa Đông, trái rất to cỡ trái Cam, vị ngọt thuộc loại cây lùn.

-          Giống Oriental: Hầu như không hột, thuộc loại Hồng dòn, không chát dù còn xanh, thường dùng dưới dạng Hồng Khô.

-          Giống Saijo: trái nhỏ, rất ngon khi chín mềm. Hồng chát nếu chưa chín hẳn. Đây là giống lâu đời tại Nhật với số tuổi khoảng 600 năm.

-          Giống Tanenashi (Tani Nashi): trái rất lớn. Thường trồng tại các tiểu bang miền Đông Nam như Florida, Lousiana. Trái màu cam, thịt vàng, không hột, rất ngon khi chín hẳn.





THÀNH PHẦN HOÁ HỌC:


Thành phần dinh dưỡng của quả (trái) Hồng - 450g Hồng tươi chứa:

-          Calories 286 - Sắt 1.3 mg
-          Chất Đạm 2.6 g - Vitamin A 10.08 IU
-          Chất Béo 1.8 g - Vitamin B1 0.11 mg
-          Calcium 26 mg - Vitamin C 48 mg
-          Phosphorus 97 mg - Riboflavin 0.08 mg
-          Magnesium 55 mg - Niacin 0.40 mg
-          Potassium 680 mg Chất Bột/Đường 73 g
(Food that Heal – Geigy Sc Tables)



Thành Phần Hóa Học Của Hồng - Hồng chứa:

. Các chất đường như Glucose, Fructose

. Các acid hữu cơ như Hydoxytriterpenic acid, Oleanic acid, Betulinic acid, Ursolic acid, Syringic acid, Vanillic acid.

. Các sắc tố Lycopene, Carotene

. Phân Hoá tố Oxydase.




DƯỢC TÍNH VÀ CÁCH DÙNG:

Tai Hồng và Bụi Phấn của trái Hồng được dùng trong Đông Y và được Lý thời Trân ghi trong Bản thảo Cương Mục.

Đế hoa của Hồng (Tai Hồng) hay Thị Đế: Nhật gọi là Sije. Thị Đế có vị đắng, chát. Tính bình và tác dụng vào các kinh mạch Phế và Vị với khả năng làm Hạ Khí và ngưng được nấc cục, ợ hơi, đầy bụng. Thị Đế cũng trị được bệnh hay đái đêm và kiểm soát được phản ứng ói mửa.Tác dụng trị nấc cục của Tai thị đã được chứng minh bằng các thử nghiệm tại các bệnh viện Trung Hoa. Thang thuốc “Thị Đế Thang” đã được ghi trong Dược điển của Trung Hoa để trị nấc cục (Hiccups) mà theo Đông Y là do khí âm hàn xâm nhập bao tử. Thang gồm:

-          Thị Đế (kaki Calyx) Shi di 4.5g
-          Đinh Hương Ding xiang 4.5g
-          Gừng tươi Sheng Jiang 12g
-      Sắc và uống ngày 3 đến 4 lần.


Bột Phấn Khô (kaki Saccharum) hay Thị Bỉnh Sương (Shi bing shuang): Một phương thức chế biến Thị Bỉnh được ghi trong bản thảo cương mục như sau: Hồng được gọt vỏ, đem phơi nắng ban ngày, và sau đó phơi sương ban đêm đến khi khô hẳn; lúc đó trên mặt Hồng được bao phủ một lớp bụi phấn trắng. Thị Sương (Bụi phấn Hồng) được xem là có vị ngọt, tính ôn, tác dụng thanh nhiệt, gia tăng sự bài tiết nước bọt, điều hòa được cơn khát và giảm được Ho. Thị Sương được dùng để trị nóng lở miệng, Ho khan, Trĩ và xuất huyết.

. Muốn trị Xuyễn và Ho có đờm, có thể chưng cất 2 quả Hồng khô với 30g Mật Ong, ăn ngày 2 lần.

. Muốn trị Lở Miệng, Mép, Môi thì dùng 3g bột trắng trên Hồng hoà trong 50ml nước, đun nhẹ đến sôi và uống sau khi nguội mỗi ngày 2 lần.

. Để trị Tiêu Chảy do sưng ruột kinh niên có thể dùng 2 trái Hồng Khô, nấu với 60g gạo nếp thành sôi và ăn kèm theo 2 – 3 g vỏ Quít trong 3 ngày liên tục.




Tác Dụng Của Nước Ép Hồng Tươi:

Những thử nghiệm tại Nhật và Đại Hàn cho thấy Nước Ép từ Hồng tươi có tác dụng làm Hạ huyết áp và chữa trị được bệnh sơ cứng Động Mạch. Tác dụng hạ huyết áp này đã được ghi nhận là do một hợp chất tương tự như Tannin trong Hồng là Shibirol.

Tại Nhật, các bệnh nhân cao huyết áp đã được khuyên nên nghiền (xay) nát mỗi ngày 1 trái Hồng gần chín hoàn toàn, lấy nước để uống với nước ấm, giúp kiểm soát huyết áp và giúp ngừa được bệnh Bướu Cổ (Goiter)


Tác Dụng Trị Ho Và Tức Ngực:

Với những người mắc bệnh Phổi, một phương thức trị liệu tại bệnh viện Bắc Kinh là nấu chín 3 trái Hồng Khô (với cả Tai Hồng) và cho bệnh nhân ăn mỗi ngày 2 lần, sáng và chiều; tác dụng giảm Ho và bớt tức ngực xảy ra rõ rệt sau 3 ngày trị liệu.

Một thí nghiệm khác thực hiện tại Nhật (1995) cho chích vào cơ thể người, một dung dịch ly trích từ Hồng, cho 194 người bị sưng phế quản kinh niên (tracheitis): 36% bớt Ho và loại được Đờm; 34% thuyên giảm khá rõ rệt; 26% có những kết quả khả quan và 6 trường hợp hoàn toàn không kết quả./.



DS Trần Việt Hưng (baotreonline)
timtim
timtim
*
*

Đến từ : USA

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum