4everfriends.forumvi.com
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
BỘ GÕ TIẾNG VIỆT ONLINE
Right click to open new tab


Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do

Go down

Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do Empty Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do

Post by timtim 29th April 2015, 7:19 pm

Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do





Tác Giả 
Nguyễn Việt Cường





Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-01
Trên tầu Trường Xuân - NGUỒN TRUONGXUANVOYAGE.COM




Đó là tựa đề cuốn Kỷ Yếu do nhóm thân hữu Trường Xuân ở Sydney, Úc Châu, thực hiện để ghi nhớ đúng 35 năm gần 4000 người tỵ nạn Việt Nam rời bỏ quê hương trên chuyến tầu định mệnh Trường Xuân. Tôi rất ngạc nhiên khi cầm trên tay cuốn kỷ yếu thật đặc biệt từ hình thức tới nội dung và khá tốn kém này. Thoạt nhìn, có người tưởng lầm đây là một cuốn tự điển vì vẻ “gồ ghề” của nó từ cái bìa cứng in chữ lớn mạ vàng óng ánh tới bề dầy 2 inches và hơn 600 trang bằng loại giấy láng dầy. Theo tôi, ngoài nhóm thân hữu Trường Xuân ở Úc ra, có lẽ không có một hội đoàn hay đoàn thể non-profit nào tại hải ngoại dám gồng mình thực hiện một cuốn kỷ yếu có tầm cỡ và tốn kém như vậy. Cuốn kỷ yếu mang tựa đề “Hành trình tìm Tự Do – Journey to Freedom”quả là một di sản giá trị để lại cho các thế hệ con cháu sau này, có thể đọc và hiểu được lý do tại sao cha ông của họ đã phải liều chết đi tìm Tự Do. Tất cả những tài liệu, những bài viết, những hình ảnh trong cuốn Kỷ Yếu đều được trình bày bằng song ngữ Việt-Anh để giới trẻ có thể đọc hay nghiên cứu. Chưa hết! Cuốn Kỷ Yếu này còn được gửi tặng tất cả các vị nguyên thủ của 14 quốc gia đã dang rộng vòng tay nhân từ đón nhận những người tỵ nạn cộng sản Việt Nam trên chuyến tầu Trường Xuân. Cuốn sách sẽ được lưu giữ và trưng bày tại nhiều thư viện của nhiều quốc gia trên thế giới.

Ðã có rất nhiều người nghe biết về chuyến tầu Trường Xuân nhưng có lẽ vẫn chưa rõ các diễn biến và các chi tiết về chuyến hải hành đầy cam go này. Nhạc sĩ Lam Phương cũng là một thuyền nhân trên con tầu định mệnh Trường Xuân.       




Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-02
Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy




Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-03
Cover cuốn kỷ yếu “Hành trình tìm Tự Do - Journey to Freedom”




Xin mượn những dòng tâm sự của Thuyền trưởng Phạm-Ngọc-Lũy để nói về chuyến tầu định mệnh Trường Xuân: 

“Thượng đế đã ban cho tôi ân huệ được sống với đồng bào trong những giờ phút đau thương và bi thảm nhất của một giai đoạn lịch sử tan vỡ. 10 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, tiếng nói từ đài phát thanh Sài gòn gieo vào lòng người quốc gia nỗi kinh hoàng đến tuyệt vọng. Làn sóng người đổ xô ra tầu Trường Xuân mỗi phút mỗi đông. Tôi thấy bóng dáng nhiều binh chủng lẫn trong đám đồng bào. Tất cả đã hy sinh rất nhiều, đã quá yêu tổ quốc và gia đình… Tất cả đều mang nét mặt buồn thảm, hốt hoảng đến cùng cực, đi tìm đường sống trong cái chết. Trên đài chỉ huy, tôi bị dằn vặt và bị ám ảnh nặng nề về tin tức tôi mới nhận được từ viên sĩ quan phụ tá: có âm mưu phá hoại! Tôi biết mình phải làm gì? hành động thế nào để có thể đưa thoát đồng bào rời khỏi Sài Gòn nơi chúng ta đã bám vào đấy để sống. Tôi vốn dĩ lạnh lùng trước hiểm nguy nhưng tôi lại có nhược điểm là rất dễ bị xúc động. Bình tĩnh trước gian nguy tôi thấy dễ nhưng ngăn chặn được giọt nước mắt lăn trên má lúc này mới là điều khó khăn. Không bình tĩnh, không nén được xúc động, tôi sẽ mất hết đồng bào, mất hết những người thân yêu. Tôi đã vận dụng hết khả năng, ý chí, tận dụng nguồn sinh lực để cố giữ bình tĩnh cho chính mình vì tôi không muốn và không được phép “chưa lâm trận đã chịu thất trận”. Trong giờ phút muộn màng, gay go, nguy cấp nhất và biết trước sẽ gặp rất nhiều bất trắc, tôi vẫn tin tưởng, tin mình, tin đồng bào ý thức được mối nguy chung… tôi ra lệnh khởi hành. Ðồng hồ chỉ 13 giờ 30 phút.”


Ðể quý vị có một cái nhìn khá chi tiết về chuyến tầu định mệnh Trường Xuân, xin được ghi lại vài trang Nhật ký Hải hành của Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy như sau:



Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-04
Xà lan Song An kéo tầu Trường Xuân - NGUỒN TRUONGXUANVOYAGE.COM



Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-12
14-4-1975: Trường-Xuân (TX) rời Singapore về Sài gòn.
[color]




17-4-1975: TX cập bến kho 5 Khánh Hội lúc 14 giờ.

20-4-1975: Thuyền chủ Trần-Ðình-Trường đề nghị: TX chở hết đồng bào nào muốn di tản tại miền Trung… 

21-4-1975: TX chất đầy hàng sắt phế thải để chở đi Manila.

26-4-1975: Sắt đã chất đầy 2 hầm tầu. Thủ tục quan thuế và giấy xuất ngoại đã chuẩn bị đầy đủ… nhưng lò hơi vẫn chưa sửa chữa xong.

27-4-1975:Tầu trong tình trạng không có cơ khí trưởng… việc chở người di tản coi như bị hủy bỏ.

29-4-1975: Phi trường TSN bị pháo kích dữ dội. 
[/color]



Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-06
Tàu Clara Maersk nhìn từ tàu Trường Xuân - NGUỒN TRUONGXUANVOYAGE.COM



Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-05
Đồng bào trên tàu Clara Maersk - NGUỒN TRUONGXUANVOYAGE.COM




-13 giờ: tôi lại hãng tầu nhưng không gặp Thuyền chủ Trần Ðình Trường (TÐT). 

- 16 giờ: Ông TÐT chỉ thị: thuyền trưởng có toàn quyền sử dụng tầu TX. 

- 19 giờ : Tôi ra tầu nhưng không gặp cơ khí trưởng. Tôi chỉ thị sĩ quan phụ tá TVC: Tầu sẽ khởi hành ngày 30 tháng 4 khoảng 12 giờ trưa…

- 20 giờ: Tôi trở về nhà và suốt đêm không sao ngủ được. Tôi phải có quyết định dứt khoát: đi hay không đi ! Tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cuộc di tản đầy chết chóc tại miền Trung.

- 6 giờ sáng: Tôi ra tầu để thẩm định tình trạng con tầu.

- 7:45 sáng: Tôi trở lại nhà… Gần 200 bà con anh em, hàng xóm dồn lên 2 chiếc xe GMC nhưng bị chận lại ở cổng thương cảng mặc dù đã xuất trình giấy tờ của Bộ nội vụ. Nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng vô được bên trong…

- 9:45 sáng: Sĩ quan vô tuyến xin ở lại vì thất lạc gia đình. May mắn cùng lúc đó anh NNT, sĩ quan vô tuyến của một tầu khác cùng hãng đến xin thay thế. Ðồng bào kéo tới và lên tầu mỗi lúc một đông. 

- 10:25 sáng: Ðài phát thanh loan tin đầu hàng… và ngay sau đó hàng ngàn người gồm các quân, dân đổ xô xuống tầu TX từ khắp mọi nẻo.

- 12:00 trưa: Dinh Ðộc Lập và Ngân hàng quốc gia bị chiếm

- 12:30: Cơ khí trưởng báo tin máy đã ở tình trạng chuẩn bị sẵn sàng. Lệnh khởi hành được ban ra tức khắc. Nhưng vừa tách bến, hệ thống lái bị phá hoại: có người đã đổ nước vào máy thay vì đổ dầu… Thủy triều bắt đầu lên đẩy lái quay ngang sông và dần dần mũi tầu quay ra biển. Ðến bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc : Tại sao lại có cáimay mắn lạ lùng này ???

- 13:30 : Tầu TX khởi hành sử dụng hệ thống lái tay phòng hờ, một việc mà không thuyền trưởng nào dám làm trong sông. Tôi thành lập ngay ban tham mưu và các ban cần thiết khác :




Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-07
Đồng bào được chăm sóc trên tàu Clara Maersk - NGUỒN TRUONGXUANVOYAGE.COM




a. Ban tham mưu: gồm 1 trung tá phi công, 1 thiếu tá cựu sĩ quan sư đoàn 25 BB, 1 nha sĩ, 1 giáo sư, 1 -3 luật sư, 2 cựu sĩ quan hải quân, 1 sinh viên. 

b. Ban an ninh trật tự: gồm 1 trung tá cảnh sát dã chiến, 1 thiếu tá dù và nhiều sĩ quan, binh sĩ, 1 dân sự.

c. Ban y tế : gồm 1 bác sĩ và nhiều tình nguyện viên khác…


- 17 giờ: Máy phát điện bị tê liệt. tầu mắc cạn, mũi tầu đâm vào bờ. Hàng chục thanh niên xuống phòng máy bơm thuyền trưởng năn nỉ cầu xin giúp đỡ, tầu kéo xà lan mang tên Song An đã cột dây thừng kéo tầu TX khỏi chỗ bị mắc cạn và kéo TX từ từ ra Vũng Tầu ví như con kiến mà kéo con… voi.

- 23:00 : Tầu Song An đâm vào lưới cá. Các anh em binh sĩ nỗ lực cưa dây cáp và lưới cuốn vào chân vịt tầu Song An.




Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-09




01-5-1975: Dây kéo tầu bị đứt liên tục vì tầu TX quá nặng với hàng ngàn tấn sắt vụn và gần 4000 sinh mạng. Thủy triều lên quá mạnh.

- 5 giờ sáng: TX chạy sát gần ven chân núi Vũng Tầu để tránh con tầu chìm “Kagwamaru”. Dây cáp lại bị đứt. Tầu TX trôi ngược lại dạt ra xa chân núi. Quân nhân trên tầu ở tư thế chiến đấu nếu bị tấn công

- 7:30 sáng: TX chạy ngang bãi trước

- 8:00 sáng: TX chạy ngang phao London Maru, cách Sài Gòn 45 hải lý. Nước bắt đầu ròng

- 10:00 sáng: TX cách Vũng Tầu 16 hải lý về phía nam. Máy chạy lại được.   Tôi ra lệnh nộp tất cả vũ khí. Súng lớn súng nhỏ vào khoảng 50 cây được cất trong phòng hải đồ và được khóa cẩn thận.




02-5-1975: Sau bao nhiêu tai nạn liên miên xảy ra, chịu đói chịu khát, nhưng nhờ nỗ lực và ý thức tự giác cao độ của tất cả đồng bào trên tầu… nên tới 16 giờ ngày 2-5-1975, gần 4000 đồng bào tỵ nạn cộng sản đã được chuyển sang an toàn trên tầu Ðan Mạch mang tên Clara Maersk trong khi nước biển đã tràn ngập phòng máy. Sau khi nhận được tín hiệu SOS kêu cứu, chiều ngày 2 Tháng Năm, tầu Ðan Mạch đã chạy tới gần tầu Trường Xuân. Tôi vội vã sang tầu Ðan Mạch để gặp vị thuyền trưởng và khẩn thiết yêu cầu ông hãy vì nhân đạo mà cứu hết mọi người. Lúc đầu TT Olson chỉ muốn tiếp tế thức ăn, nước uống và thuốc men nhưng sau khi tôi xin ông qua thăm tình trạng bi đát của đồng bào và sau khi thấy tận mắt rất nhiều người nằm la liệt trên tầu TX vì kiệt sức, vì đói khát nhất là tình trạng vệ sinh rất tồi tệ rất dễ sinh ra các bệnh truyền nhiễm khác v.v. TT. Olson, đã quyết định cứu vớt tất cả trong tiếng reo hò và vỗ tay vang dội của mọi người. Khi tất cả đã an toàn trên tầu Ðan Mạch, tầu TX bị bỏ lại bồng bềnh trên mặt biển bao la. Và khoảng một tháng sau đó, một tầu đánh cá của Hồng Kông đã tình cờ gặp tầu TX và kéo vào bờ cùng với thi hài của Ðại Tá Vòng A Sáng. Ông đã chết vì kiệt sức không thể leo qua tầu Ðan Mạch và thay vì bị ném xuống biển, xác ông đã được bỏ lại trên tầu TX. Trước ông Sáng, đã có 2 người tự sát vì quá tuyệt vọng và vì vợ con còn ở lại không có mặt trên tầu TX. Nhưng bù lại, đã có 2 em bé được sinh ra trên tầu TX và hiện nay cả 2 em đều rất thành công tại hải ngoại sau đúng 40 năm. 

Tầu Ðan Mạch chở đồng bào tới Hông Kông vào tối ngày 2-5-1975 và chúng tôi được cho tạm trú tại 3 trại tỵ nạn để chờ được định cư tại quốc gia thứ ba. Ðược biết đã có 14 quốc gia tiếp nhận gần 4000 đồng bào tỵ nạn trên con tầu Trường Xuân. 

Sau bốn mươi năm xa xứ, các thế hệ con cháu của những người di tản đã và đang đóng góp tài năng, trí tuệ cho quốc gia mà họ đã nhận làm quê hương thứ hai. Và niềm hy vọng nhìn thấy một quê hương thanh bình, tự do vẫn luôn trong tâm thức họ…




Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-10

Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-11

Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-13

Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-14

Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-15
Tàu kéo Song An kéo TX ra khỏi sông Lòng Tảo



Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-16

Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-17

Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-18

Chuyến tầu định mệnh Trường Xuân Hành trình tìm tự do ClaraMaersk-19





NVC - SEATTLE (baotreonline)
timtim
timtim
*
*

Đến từ : USA

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum